Ai đã sáng lập nên Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam? Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam hoạt động với mục đích gì?
Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam hoạt động với mục đích gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1311/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ xã hội - từ thiện, hoạt động không vì lợi nhuận; nhằm mục đích thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài, trong đó chủ yếu là hỗ trợ học bổng cho sinh viên Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn, có nhiều nỗ lực, phấn đấu rèn luyện, học tập đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước; kết nối, tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập và khởi nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của đất nước.
...
Theo đó, Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam là quỹ xã hội từ thiện, hoạt động không vì lợi nhuận, nhằm mục đích:
- Hỗ trợ học bổng cho sinh viên Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn, có nhiều nỗ lực, phấn đấu rèn luyện, học tập đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước;
- Kết nối, tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập và khởi nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của đất nước.
Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1311/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc:
a) Không vì lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ;
d) Theo Điều lệ của Quỹ đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận, tuân thủ pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động;
đ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
...
Theo đó, Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc như sau:
- Không vì lợi nhuận;
- Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
- Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ;
- Theo Điều lệ của Quỹ đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận, tuân thủ pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động;
- Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
Ai đã sáng lập nên Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam?
Theo Điều 4 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1311/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Sáng lập viên thành lập Quỹ
Quỹ được sáng lập bởi:
1. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 60 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.62631789; Fax: 04.62631674.
- Người đại diện: Ông Phan Văn Mãi, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Số CMND: 320968874 cấp ngày 04 tháng 3 năm 1999 tại Công an tỉnh Bến Tre.
2. Hội Sinh viên Việt Nam
- Địa chỉ: 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.62631850; Fax: 04.38263874.
- Người đại diện: Ông Vũ Thanh Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Sinh viên Việt Nam.
- Số CMND: 162592408 cấp ngày 05 tháng 7 năm 2001 tại Công an tỉnh Nam Định.
3. Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam
- Địa chỉ: số 05 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 04. 62631855; Fax: 04. 38263874.
- Người đại diện: Ông Nguyễn Minh Triết, Giám đốc Trung tâm.
- Số CMND: 024241095 cấp ngày 15 tháng 3 năm 2004 tại Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, sáng lập viên của Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam gồm có:
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Hội Sinh viên Việt Nam
- Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam
Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ và chức năng gì?
Theo Điều 5 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1311/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ
1. Sử dụng nguồn vốn của Quỹ để hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng, các chương trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
2. Tiếp nhận và quản lý tài sản được tài trợ theo ủy quyền từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy quyền phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận tài sản từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn của Quỹ.
Theo đó, Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ và chức năng như sau:
- Sử dụng nguồn vốn của Quỹ để hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng, các chương trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận và quản lý tài sản được tài trợ theo ủy quyền từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy quyền phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận tài sản từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn của Quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?