Ai có trách nhiệm trong công tác phòng ngừa sự cố môi trường? Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của các cấp bao gồm những nội dung gì?
Ai có trách nhiệm trong công tác phòng ngừa sự cố môi trường?
Về trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường được quy định theo Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
"Điều 122. Trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra trên địa bàn;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu và lập, công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 127 của Luật này."
Theo đó thì chủ dự án đầu tư, cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm trong công tác phòng ngừa sự cố môi trường (Hình từ Internet)
Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào đâu và gồm những giai đoạn ứng phó sự cố môi trường nào?
Về phân cấp sự cố môi trường và các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường được quy định tại Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
"Điều 123. Phân cấp sự cố môi trường và các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường
1. Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó, bao gồm các cấp sau đây:
a) Sự cố môi trường cấp cơ sở là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Sự cố môi trường cấp huyện là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố cấp cơ sở và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp huyện;
c) Sự cố môi trường cấp tỉnh là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố môi trường cấp huyện và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh;
d) Sự cố môi trường cấp quốc gia là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia.
2. Ứng phó sự cố môi trường gồm các giai đoạn sau đây:
a) Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường;
b) Tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
c) Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường."
Theo đó, việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó, bao gồm các cấp: Sự cố môi trường cấp cơ sở, sự cố môi trường cấp huyện, sự cố môi trường cấp tỉnh và sự cố môi trường cấp quốc gia.
Còn về giai đoạn ứng phó sự cố môi trường gồm 03 giai đoạn như sau: Thứ nhất, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường. Thứu hai, tổ chức ứng phó sự cố môi trường. Thứ ba, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường.
Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của các cấp bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 108 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của các cấp như sau:
"Điều 108. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
...
2. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp cơ sở gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở, các kịch bản đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường;
b) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường bao gồm: công trình, thiết bị và bảo đảm vật tư, dụng cụ, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố môi trường; bố trí lực lượng tại chỗ để bảo đảm sẵn sàng ứng phó với từng kịch bản sự cố môi trường;
c) Xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện, diễn tập về ứng phó sự cố môi trường cho lực lượng ứng phó sự cố tại chỗ;
d) Phương thức thông báo, báo động khi xảy ra sự cố môi trường và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó sự cố môi trường;
đ) Biện pháp tổ chức ứng phó sự cố môi trường đối với các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn; các kịch bản đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường; phương án ứng phó đối với các kịch bản sự cố môi trường;
b) Phương án bố trí trang thiết bị, vật tư, phương tiện bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố môi trường theo các mức độ sự cố;
c) Phân công lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm ứng phó sự cố môi trường; xác định nội dung và tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập về ứng phó sự cố môi trường trong chương trình kế hoạch phòng thủ dân sự cùng cấp hằng năm;
d) Quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, phương thức thông báo, báo động về sự cố môi trường và cơ chế huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường;
đ) Biện pháp tổ chức ứng phó sự cố môi trường đối với các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?