Ai có trách nhiệm lập tờ trình về việc xếp hạng các di tích lịch sử ở Việt Nam? Thẩm quyền quyết định xếp hạng được quy định như thế nào?
Khi phát hiện các di tích lịch sử ở Việt Nam thì cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Khi phát hiện các di tích lịch sử ở Việt Nam thì cá nhân có nghĩa vụ được quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Di sản văn hóa 2001 như sau:
Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Như vậy, theo quy định trên thì khi phát hiện các di tích lịch sử ở Việt Nam thì cá nhân có nghĩa vụ thông báo kịp thời địa điểm phát hiện các di tích lịch sử do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.
Ai có trách nhiệm lập tờ trình về việc xếp hạng các di tích lịch sử ở Việt Nam? Thẩm quyền quyết định xếp hạng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm lập tờ trình về việc xếp hạng các di tích lịch sử ở Việt Nam?
Ai có trách nhiệm lập tờ trình về việc xếp hạng các di tích lịch sử ở Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL như sau:
Tờ trình về việc xếp hạng di tích
1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Tờ trình đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
2. Nội dung Tờ trình phải nói rõ quy trình lập hồ sơ và có đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này).
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch lập Tờ trình về việc xếp hạng các di tích lịch sử ở Việt Nam đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Tờ trình đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Thẩm quyền quyết định xếp hạng các di tích lịch sử ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Thẩm quyền quyết định xếp hạng các di tích lịch sử ở Việt Nam được quy định quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 như sau:
1. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
2. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền quyết định xếp hạng các di tích lịch sử ở Việt Nam được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia;
- Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?