Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng?
- Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng?
- Hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm những thành phần nào?
- Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng phải là người Việt Nam thường trú tại Việt Nam?
Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước (trừ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) rà soát, lựa chọn, lập danh sách người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, lập hồ sơ gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
...
Theo đó thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước (trừ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) lập hồ sơ gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
...
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, lựa chọn, lập danh sách người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, lập hồ sơ quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này và quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc. Quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc phải gửi Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm.
...
Theo đó, ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, lựa chọn, lập danh sách người có đủ điều kiện tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-NHNN, lập hồ sơ và quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
Quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc phải gửi Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm.
Ai có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước (trừ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) rà soát, lựa chọn, lập danh sách người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, lập hồ sơ gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc của Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi người được đề nghị công nhận đang công tác;
b) Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, trong đó tối thiểu phải có các thông tin sau: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi công tác; trình độ chuyên môn; lĩnh vực chuyên sâu được đào tạo, bồi dưỡng; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn (tính theo số tháng); kinh nghiệm hoạt động giám định tư pháp (tính theo số lượng vụ việc tham gia thực hiện giám định tư pháp);
c) Hồ sơ quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
d) Trường hợp người không có trình độ đại học thì ngoài hồ sơ quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 Thông tư này, phải có văn bằng, chứng chỉ của cơ sở có chức năng đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật chứng nhận người được đề nghị công nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về các lĩnh vực nêu tại Điều 3 Thông tư này.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng gồm những thành phần như sau:
- Văn bản đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc của Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi người được đề nghị công nhận đang công tác;
- Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, trong đó tối thiểu phải có các thông tin sau: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi công tác; trình độ chuyên môn; lĩnh vực chuyên sâu được đào tạo, bồi dưỡng; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn (tính theo số tháng); kinh nghiệm hoạt động giám định tư pháp (tính theo số lượng vụ việc tham gia thực hiện giám định tư pháp);
- Bản sao có chứng thực các văn bằng chứng minh chuyên ngành được đào tạo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-NHNN phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; văn bản công nhận của cấp có thẩm quyền đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
- Xác nhận thời gian hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-NHNN;
- Trường hợp người không có trình độ đại học thì ngoài các thành phần kể trên, phải có văn bằng, chứng chỉ của cơ sở có chức năng đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật chứng nhận người được đề nghị công nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về các lĩnh vực nêu tại Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-NHNN.
Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng phải là người Việt Nam thường trú tại Việt Nam?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Tiêu chuẩn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc
...
2. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lĩnh vực nêu tại Điều 3 Thông tư này và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thực tiễn trở lên ở lĩnh vực đó thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Theo đó, người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng phải là người Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo thành tích tập thể?
- Mẫu thông báo Nghỉ Tết âm lịch và xét tính lương Tháng 13 dành cho doanh nghiệp file word mới nhất?
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập mới nhất?
- Cách ghi nhận xét đánh giá của chi ủy đối với Đảng viên cuối năm 2024? Nhận xét đánh giá của chi ủy chi bộ cuối năm 2024?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?