Ai có trách nhiệm lập biên bản kiểm tra ATM? Mẫu biên bản kiểm tra ATM mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu biên bản kiểm tra ATM mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu biên bản kiểm tra ATM mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư 36/2012/TT-NHNN, khoản 8 Điều 1 Thông tư 20/2016/TT-NHNN, khoản 3 Điều 3 Thông tư 44/2018/TT-NHNN như sau:
Tải về biên bản kiểm tra ATM mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu biên bản kiểm tra ATM mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm lập biên bản kiểm tra ATM?
Ai có trách nhiệm lập biên bản kiểm tra ATM, thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư 36/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 44/2018/TT-NHNN và bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 20/2016/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1 Vụ Thanh toán có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình hoạt động ATM theo quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và thông báo cho Vụ Thanh toán.
3. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt ATM có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động ATM trên địa bàn: Định kỳ hoặc đột xuất lựa chọn kiểm tra một số ATM trên địa bàn, lập biên bản kiểm tra ATM theo nội dung hướng dẫn tại Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phối hợp, trao đổi thông tin với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi đặt trụ sở hoặc chi nhánh của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trực tiếp quản lý ATM về việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các ATM triển khai, lắp đặt khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở hoặc chi nhánh của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trực tiếp quản lý ATM;
c) Phản ánh kịp thời các vấn đề khó khăn, vướng mắc, sự cố phát sinh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Thanh toán) để phối hợp xử lý.
d) Định kỳ hàng quý (trước ngày mùng 05 của tháng đầu quý tiếp theo), báo cáo tình hình hoạt động của mạng lưới ATM trên địa bàn theo Mẫu số 5 đính kèm Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt ATM có trách nhiệm.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm kiểm tra ATM như thế nào?
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm kiểm tra ATM được quy định tại Điều 8 Thông tư 36/2012/TT-NHNN như sau:
Quy định về việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng ATM
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm:
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng ATM định kỳ.
2. Đảm bảo an toàn cho ATM và tiền trong ATM trong khi bảo trì, bảo dưỡng.
3. Khi thực hiện kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng ATM cần chú trọng vấn đề an toàn điện, phòng chống cháy nổ, phát hiện, tháo gỡ và ngăn chặn các thiết bị lắp đặt trái phép nhằm trộm cắp thông tin thẻ.
4. Việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng ATM phải có biên bản ghi chép
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm kiểm tra ATM như sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra ATM định kỳ;
- Khi thực hiện kiểm tra ATM cần chú trọng vấn đề an toàn điện, phòng chống cháy nổ, phát hiện, tháo gỡ và ngăn chặn các thiết bị lắp đặt trái phép nhằm trộm cắp thông tin thẻ.
- Việc kiểm tra ATM phải có biên bản ghi chép.
Bộ phận hỗ trợ khách hàng của ATM có cần phải duy trì hoạt động 24/24 giờ không?
Bộ phận hỗ trợ khách hàng của ATM có cần phải duy trì hoạt động 24/24 giờ không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 20/2016/TT-NHNN, khoản 2 Điều 1 Thông tư 44/2018/TT-NHNN như sau:
Quy định về quản lý, vận hành ATM
1. Thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM là 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần. Đối với máy ATM lắp đặt tại những địa điểm khách hàng chỉ có thể tiếp cận ATM trong những thời gian nhất định thì thời gian phục vụ của ATM tùy thuộc vào địa điểm lắp đặt ATM và phải được niêm yết tại nơi đặt ATM cũng như trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Bố trí lực lượng trực để kịp thời phát hiện, khắc phục sự cố ATM ngừng hoạt động. Trường hợp ATM ngừng (hoặc dự kiến ngừng) hoạt động quá 24 giờ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thông báo rộng rãi cho khách hàng trong ngày làm việc tiếp theo kể từ khi phát sinh ATM ngừng (hoặc dự kiến ngừng) hoạt động quá 24 giờ.
3. Duy trì hoạt động bộ phận hỗ trợ khách hàng 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần để khách hàng liên hệ được bất cứ lúc nào.
…
Như vậy, theo quy định trên thì bộ phận hỗ trợ khách hàng của ATM phải duy trì hoạt động 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần để khách hàng liên hệ được bất cứ lúc nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?