Ai có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố trong trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng?

Em ơi cho chị hỏi: Hiện nay có văn bản nào quy định cụ thể ai có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố trong trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng không? Và chỉ huy chống khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Bảo Vy đến từ Đà Nẵng.

Ai có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố trong trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:

Người chỉ huy chống khủng bố
1. Người chỉ huy chống khủng bố là người được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Trường hợp chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp có thẩm quyền quyết định thì người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi xảy ra khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
3. Trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì người chỉ huy phương tiện đó có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố.
4. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

Như vậy trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì người chỉ huy phương tiện đó có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố.

Chỉ huy chống khủng bố trên tàu bay, tàu biển

Chỉ huy chống khủng bố trên tàu bay, tàu biển (Hình từ Internet)

Người chỉ huy chống khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố
1. Người chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định phương án, biện pháp chống khủng bố cần thiết;
b) Chỉ huy chống khủng bố theo quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền;
c) Trường hợp khẩn cấp nhưng chưa có quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền thì có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm a, b, c, d, e, h, i và m khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.
3. Người có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa hành vi khủng bố theo quy định của pháp luật.
4. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Lực lượng chống khủng bố tại Việt Nam bao gồm những cơ quan, tổ chức nào?

Căn cứ theo Điều 14 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:

Lực lượng chống khủng bố
1. Lực lượng chống khủng bố gồm:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;
b) Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Như vậy lực lượng chống khủng bố tại Việt Nam bao gồm:

- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;

- Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.

Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố có phải chỉ được lấy từ ngân sách nhà nước không?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:

Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố không chỉ được lấy từ ngân sách nhà nước mà còn được lấy từ nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Chống khủng bố
Chỉ huy chống khủng bố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghị định 93/2024/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/09/2024 có những sửa đổi về đối tượng áp dụng và nguyên tắc như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh? Thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những ai?
Pháp luật
Trong việc chống khủng bố thì những biện pháp khẩn cấp hiện nay được pháp luật quy định là biện pháp nào?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố trong trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống khủng bố
1,012 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống khủng bố Chỉ huy chống khủng bố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chống khủng bố Xem toàn bộ văn bản về Chỉ huy chống khủng bố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào