Ai có thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại?
- Ai có thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại?
- Đề án chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại phải có những nội dung nào?
- Trình tự chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài thế nào?
Ai có thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 32/2024/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể (trừ trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động) chi nhánh ở trong nước; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài; chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể (trừ trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động) phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền xem xét chấp thuận việc chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
Ai có thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại? (Hình từ Internet)
Đề án chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại phải có những nội dung nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 25 Thông tư 32/2024/TT-NHNN thì Đề án chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài phải có tối thiểu các nội dung sau đây:
(1) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài (nếu có);
(2) Địa điểm (tên quốc gia và địa chỉ cụ thể);
(3) Mức vốn đã cấp cho ngân hàng con ở nước ngoài;
(4) Nội dung hoạt động; thời hạn hoạt động; đối tượng khách hàng chính;
(5) Lý do chuyển đổi hình thức pháp lý;
(6) Mức vốn dự kiến cấp thêm hoặc mức vốn giảm tại ngân hàng con ở nước ngoài khi chuyển đổi hình thức pháp lý;
(7) Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của ngân hàng con ở nước ngoài sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý:
- Sơ đồ tổ chức gồm trụ sở chính, các phòng ban tại trụ sở chính;
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng con ở nước ngoài (nếu có);
(8) Thông tin pháp lý có liên quan: liệt kê các quy định có liên quan của nước sở tại về việc cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước sở tại đó (tên, số hiệu, ngày tháng của văn bản);
(9) Nghiên cứu khả thi: phân tích môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu, các cơ hội kinh doanh cần nắm bắt và kế hoạch chiếm lĩnh thị trường sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý;
(10) Phương thức kiểm soát của ngân hàng thương mại đối với ngân hàng con ở nước ngoài, trong đó cần nêu được tối thiểu các nội dung sau:
- Phương thức (thuê ngoài hay tự thực hiện) và lý do lựa chọn phương thức; tổ chức thực hiện phương thức;
- Chi phí ước tính thực hiện phương thức; khó khăn dự kiến và giải pháp;
(11) Phương án kinh doanh dự kiến của ngân hàng con ở nước ngoài trong 03 năm đầu sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý, trong đó tối thiểu bao gồm:
- Dự kiến bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Căn cứ xây dựng phương án và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm;
(12) Tác động và hiệu quả dự kiến của việc chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài, các vấn đề (nếu có) về bảo đảm an toàn hoạt động đối với ngân hàng thương mại và các giải pháp;
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các giới hạn góp vốn mua, cổ phần của ngân hàng thương mại sau khi chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài;
(13) Phương án và biện pháp xử lý của ngân hàng thương mại trong trường hợp ngân hàng con ở nước ngoài có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân hàng thương mại;
(14) Thông tin thay đổi về thành viên góp vốn, cổ đông lớn; dự kiến số tiền góp vốn, tỷ lệ góp vốn, số cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các thành viên góp vốn, cổ đông lớn của ngân hàng con ở nước ngoài khi chuyển đổi hình thức pháp lý.
Trình tự chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài thế nào?
Trình tự chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài được quy định tại Điều 26 Thông tư 32/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Bước 1: Ngân hàng thương mại lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài gửi Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Một cửa).
Bước 2: Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho ngân hàng thương mại chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài;
Trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi ngân hàng thương mại nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận, ngân hàng thương mại phải hoàn tất các thủ tục chuyển đổi hình thức pháp lý.
Quá thời hạn này mà ngân hàng thương mại chưa hoàn tất các thủ tục chuyển đổi hình thức pháp lý, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo danh sách đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời ra ngoài nước theo Hướng dẫn 12? Trường hợp chuyển sinh hoạt đảng tạm thời ra ngoài nước?
- Hướng dẫn cách làm rõ hồ sơ mời thầu qua mạng E HSMT trên muasamcong mpi gov vn? Cách xem yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu?
- Việc tổ chức Lễ trao tặng Danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân', 'Nhà giáo ưu tú' được quy định như thế nào?
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời năm bao nhiêu? Khánh tiết, trang trí lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội hay, chọn lọc nhất? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?