Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện nay?
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện nay?
Theo khoản 5 Điều 63 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
8. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
9. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
10. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
11. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
12. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Theo khoản 4 Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Kiểm tra viên
...
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
- Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
- Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đã là Kiểm tra viên ít nhất 05 năm.
2. Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên chính.
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên chính.
Dẫn chiếu theo Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?