Ai có quyền thành lập Hội đồng rủi ro của ngân hàng thương mại? Hội đồng rủi ro họp định kỳ tối thiểu bao nhiêu lần một quý?
Ai có quyền thành lập Hội đồng rủi ro của ngân hàng thương mại?
Ai có quyền thành lập Hội đồng rủi ro của ngân hàng thương mại, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Cơ cấu tổ chức giám sát của quản lý cấp cao của ngân hàng thương mại
1. Cơ cấu tổ chức giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại đảm bảo:
a) Có Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và phải đảm bảo mỗi ủy ban có ít nhất trên một phần hai (1/2) số thành viên có quyền biểu quyết là thành viên không phải người điều hành;
b) Có các ủy ban khác (nếu cần thiết) để giúp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thực hiện giám sát của quản lý cấp cao.
2. Cơ cấu tổ chức giám sát của Ban kiểm soát thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải thành lập Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO và Hội đồng quản lý vốn để đề xuất, tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc) theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 và khoản 2 Điều 12 Thông tư này có cơ cấu tổ chức đảm bảo:
a) Hội đồng rủi ro gồm: Chủ tịch là người điều hành tại trụ sở chính (không phải là Tổng giám đốc (Giám đốc)) chuyên trách về quản lý rủi ro, có kinh nghiệm, hiểu biết, trình độ chuyên môn về quản lý rủi ro và thành viên khác thuộc các bộ phận có liên quan theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại;
b) Hội đồng ALCO gồm: Chủ tịch là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc người điều hành khác tại trụ sở chính và thành viên khác thuộc các bộ phận có liên quan theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng giám đốc (Giám đốc) phải thành lập Hội đồng rủi ro đề xuất, tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc) theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 và khoản 2 Điều 12 Thông tư này có cơ cấu tổ chức như sau:
Hội đồng rủi ro gồm: Chủ tịch là người điều hành tại trụ sở chính (không phải là Tổng giám đốc (Giám đốc)) chuyên trách về quản lý rủi ro, có kinh nghiệm, hiểu biết, trình độ chuyên môn về quản lý rủi ro và thành viên khác thuộc các bộ phận có liên quan theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại.
Ai có quyền thành lập Hội đồng rủi ro của ngân hàng thương mại? Hội đồng rủi ro họp định kỳ tối thiểu bao nhiêu lần một quý? (Hình từ Internet)
Hội đồng rủi ro của ngân hàng thương mại họp định kỳ tối thiểu bao nhiêu lần một quý?
Hội đồng rủi ro của ngân hàng thương mại họp định kỳ tối thiểu bao nhiêu lần một quý, thì theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 9 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau: quy chế làm việc của các hội đồng do Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành tối thiểu bao gồm chức năng, nhiệm vụ của các hội đồng, số lượng thành viên và chức năng, nhiệm vụ của các thành viên; cơ chế ra quyết định; họp định kỳ (đảm bảo Hội đồng rủi ro và Hội đồng ALCO họp tối thiểu mỗi quý 01 lần, Hội đồng quản lý vốn họp tối thiểu 06 tháng một lần); họp đột xuất và các nội dung khác.
Theo quy định trên họp định kỳ của Hội đồng rủi ro do Tổng giám đốc ban hành nhưng phải đảm bảo Hội đồng rủi ro họp tối thiểu mỗi quý 01 lần.
Bộ phận quản lý rủi ro giúp Hội đồng rủi ro của ngân hàng thương mại trong những việc nào?
Bộ phận quản lý rủi ro giúp Hội đồng rủi ro của ngân hàng thương mại trong những việc được quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Bộ phận quản lý rủi ro
1. Tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại tự quyết định cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý rủi ro thuộc tuyến bảo vệ thứ hai và có tối thiểu các chức năng sau:
a) Giúp Hội đồng rủi ro trong việc:
(i) Đề xuất, tham mưu các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
(ii) Theo dõi trạng thái rủi ro so với các hạn mức rủi ro để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm hạn mức rủi ro;
b) Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất để nhận dạng đầy đủ và theo dõi các rủi ro phát sinh;
c) Xây dựng và sử dụng các phương pháp, mô hình đánh giá và đo lường rủi ro;
d) Kiểm soát, phòng ngừa và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro phát sinh;
đ) Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Thông tư này trên cơ sở phối hợp với bộ phận kinh doanh, bộ phận tuân thủ và các bộ phận khác có liên quan;
…
Như vậy, theo quy định trên thì bộ phận quản lý rủi ro giúp Hội đồng rủi ro của ngân hàng thương mại trong những việc như sau:
- Đề xuất, tham mưu các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
- Theo dõi trạng thái rủi ro so với các hạn mức rủi ro để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm hạn mức rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?