Ai có quyền tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho cá nhân trong ngành y tế đạt thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống lao và bệnh phổi?
- Ai có quyền tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho cá nhân trong ngành y tế đạt thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống lao và bệnh phổi?
- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế được quy định thế nào?
- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế có trách nhiệm gì?
Ai có quyền tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho cá nhân trong ngành y tế đạt thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống lao và bệnh phổi?
Theo Điều 4 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định người có thẩm quyền xét tặng giải thưởng cho cá nhân trong ngành y tế đạt thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống lao và bệnh phổi như sau:
Thẩm quyền xét tặng
Thầm quyền quyết định tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi theo quy định tại Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tặng cấp Bộ Y tế.
Theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền quyết định tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho cá nhân trong ngành y tế đạt thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống lao và bệnh phổi trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tặng cấp Bộ Y tế.
Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi (Hình từ Internet)
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 11 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định về Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế như sau:
Thành lập Hội đồng xét tặng các cấp
...
2. Hội đồng cấp Bộ Y tế
a) Hội đồng cấp Bộ có từ 9 đến 11 thành viên do Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định thành lập, gồm:
- Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương là Chủ tịch Hội đồng.
- Các thành viên: Chủ nhiệm dự án Phòng, chống lao Quốc gia, đại diện Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng - Bộ Y tế, đại diện Hội đồng khoa học và Hội đồng thi đua Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, đại diện lãnh đạo Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam và một số đại diện có uy tín trong ngành lao và bệnh phổi.
b) Thường trực Hội đồng cấp Bộ:
- Thường trực Hội đồng cấp Bộ là bộ phận giúp việc cho Hội đồng đặt tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương.
- Chức năng, nhiệm vụ, cơ chế và kinh phí hoạt động của Thường trực Hội đồng cấp Bộ do Chủ tịch Hội đồng cấp Bộ quyết định theo thẩm quyền.
c) Giao Chủ tịch Hội đồng cấp Bộ ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng cấp Bộ.
Căn cứ quy định trên thì Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế có từ 9 đến 11 thành viên do Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định thành lập, gồm:
- Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương là Chủ tịch Hội đồng.
- Các thành viên:
+ Chủ nhiệm dự án Phòng, chống lao Quốc gia,
+ Đại diện Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng - Bộ Y tế,
+ Đại diện Hội đồng khoa học và Hội đồng thi đua Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương,
+ Đại diện lãnh đạo Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam,
+ Một số đại diện có uy tín trong ngành lao và bệnh phổi.
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế có trách nhiệm gì?
Theo Điều 14 Quy chế Xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng, chống lao và bệnh phổi ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-BYT năm 2009 quy định trách nhiệm của Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế như sau:
Trách nhiệm của Hội đồng xét tặng cấp Bộ
1. Hội đồng thẩm định xem xét đánh giá hồ sơ của các cá nhân, tổ chức từ các Hội đồng cấp cơ sở chuyển lên chậm nhất trong 30 ngày kể từ ngày nhận được đối với các hồ sơ đủ điều kiện.
2. Đảm bảo nguyên tắc xét tặng giải thưởng theo quy định tại Điều 6 Chương I của Quy chế này.
3. Tổ chức trao tặng giải thưởng trang trọng, có ý nghĩa.
Căn cứ quy định trên thì Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cấp Bộ Y tế có trách nhiệm:
- Hội đồng thẩm định xem xét đánh giá hồ sơ của các cá nhân, tổ chức từ các Hội đồng cấp cơ sở chuyển lên chậm nhất trong 30 ngày kể từ ngày nhận được đối với các hồ sơ đủ điều kiện.
- Đảm bảo nguyên tắc xét tặng giải thưởng theo quy định tại Điều 6 Chương I của Quy chế này.
- Tổ chức trao tặng giải thưởng trang trọng, có ý nghĩa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?