Ai có quyền quyết định việc công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
- Cá nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì để được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ ngành Lao động Thương binh và Xã hội được xét tặng theo quy trình nào?
- Ai có quyền quyết định việc công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
Cá nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì để được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
Theo Điều 11 Thông tư 08/2019/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ như sau:
Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” được xét tặng cho các cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này khi đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
2. Có sáng kiến là các giải pháp: Kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp hoặc ứng dụng tiến bộ cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao đồng, tăng hiệu quả công tác được Hội đồng sáng kiến cấp Bộ công nhận; hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu được áp dụng trong thực tiễn đạt hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng đối với Bộ, Ngành; hoặc đạt giải nhất tại các Hội giảng, Hội thi cấp bộ, cấp tỉnh; hoặc là thành viên Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (từ Nghị định trở lên) đã được ban hành, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
3. Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” là năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” lần thứ ba.
Theo đó, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ được xét tặng cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên tại các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị trực thuộc các đơn vị thuộc Bộ khi đạt các tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
- Có sáng kiến là các giải pháp:
+ Kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp hoặc ứng dụng tiến bộ cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao đồng, tăng hiệu quả công tác được Hội đồng sáng kiến cấp Bộ công nhận; hoặc
+ Có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu được áp dụng trong thực tiễn đạt hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng đối với Bộ, Ngành; hoặc
+ Đạt giải nhất tại các Hội giảng, Hội thi cấp bộ, cấp tỉnh; hoặc là thành viên Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (từ Nghị định trở lên) đã được ban hành, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Thời điểm xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ là năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở lần thứ ba.
Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ ngành Lao động Thương binh và Xã hội được xét tặng theo quy trình nào?
Theo điểm c khoản 2 Điều 28 Thông tư 08/2019/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng như sau:
Quy trình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
...
2. Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Bộ
...
c) Đối với danh hiệu “Cờ thi đua cấp Bộ”, “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, sau khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Thi đua - Khen thưởng (Văn phòng Bộ) kiểm tra hồ sơ, thẩm định báo cáo thành tích, trình xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng Bộ, Hội đồng Ngành, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng xét, công nhận.
...
Theo đó, đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, sau khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Thi đua - Khen thưởng (Văn phòng Bộ) kiểm tra hồ sơ, thẩm định báo cáo thành tích, trình xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng Bộ, Hội đồng Ngành, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng xét, công nhận.
Ai có quyền quyết định việc công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ ngành Lao động Thương binh và Xã hội?
Theo điểm b khoản 2 Điều 29 Thông tư 08/2019/TT-BLĐTBXH quy định về thẩm quyền quyết định như sau:
Thẩm quyền quyết định
...
2. Bộ trưởng quyết định tặng thưởng:
a) Tặng “Cờ thi đua của Bộ” cho các sở và đơn vị;
b) Công nhận các danh hiệu: “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” cho các cá nhân thuộc các đơn vị thuộc Bộ; “Tập thể lao động xuất sắc” cho các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị thuộc đơn vị thuộc Bộ;
c) Công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho Lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho các tập thể, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho các cá nhân thuộc các đơn vị thuộc Bộ không có con dấu, tài khoản riêng.
d) Tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân trong và ngoài Ngành.
đ) Tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân trong và ngoài Ngành.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có quyền quyết định việc công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên tại các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị trực thuộc các đơn vị thuộc Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?