Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh? Hội đồng có tư cách pháp nhân không?
Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh? Hội đồng có tư cách pháp nhân không?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/04/2023) quy định như sau:
Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định y khoa các cấp
1. Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
2. Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương do Bộ Y tế quyết định thành lập.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải căn cứ quy định của Thông tư này để quyết định thành lập Hội đồng giám định y khoa các Bộ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 161 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
Trước đây, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 52/2016/TT-BYT (Hết hiệu lực từ 15/04/2023) quy định như sau:
Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
1. Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý:
a) Mỗi tỉnh, thành phố thành lập 01 (một) Hội đồng GĐYK do Giám đốc Sở Y tế quyết định thành lập;
b) Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là tổ chức không có biên chế riêng, bao gồm những thành viên làm việc kiêm nhiệm có trình độ chuyên môn y tế;
c) Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có con dấu riêng sử dụng trong việc xác nhận Biên bản GĐYK sau khi Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã họp kết luận. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng;
d) Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là 05 (năm) năm, kể từ ngày ký quyết định thành lập Hội đồng.
...
Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh? Hội đồng có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh gồm có bao nhiêu người?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/04/2023) quy định như sau:
Thành phần của Hội đồng giám định y khoa
1. Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh:
a) Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh);
b) Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh;
c) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
...
Như vậy, so với trước đây có quy định cụ thể về số lượng thì hiện nay pháp luật chỉ quy định thành phần Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh bao gồm:
(1) Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh);
(2) Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh;
(3) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Trước đây, theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 52/2016/TT-BYT (Hết hiệu lực từ 15/04/2023) quy định như sau:
Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
...
2. Thành phần Hội đồng GĐYK cấp tỉnh gồm có 05 (năm) người, trong đó:
a) Chủ tịch là Lãnh đạo Sở Y tế;
b) 02 Phó Chủ tịch:
- 01 Phó Chủ tịch Thường trực là Lãnh đạo Trung tâm GĐYK cấp tỉnh;
- 01 Phó Chủ tịch Chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh.
c) 01 Ủy viên thường trực là viên chức Trung tâm GĐYK tỉnh, thành phố và đã được bổ nhiệm làm GĐV.
d) 01 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có thể mời GĐV thuộc danh sách GĐV của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng trước đó tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK và được coi là Ủy viên chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh trong phiên họp đó.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là Trung tâm GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có quyền hạn gì?
Theo Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/04/2023) quy định như sau:
Thẩm quyền của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh
1. Giám định y khoa lần đầu, giám định y khoa lại đối với các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố trên địa bàn.
2. Giám định lần đầu, giám định lại cho các đối tượng thuộc Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải quản lý khi cơ quan quản lý đối tượng hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có đề nghị giám định y khoa bằng văn bản.
Như vậy, Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có những quyền hạn như sau:
- Giám định y khoa lần đầu, giám định y khoa lại đối với các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố trên địa bàn.
- Giám định lần đầu, giám định lại cho các đối tượng thuộc Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải quản lý khi cơ quan quản lý đối tượng hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có đề nghị giám định y khoa bằng văn bản.
Trước đây, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 52/2016/TT-BYT (Hết hiệu lực từ 15/04/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
1. Khám giám định lần đầu và khám giám định lại theo quy định của pháp luật cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.
2. Không giám định lại các trường hợp đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương kết luận với cùng một nội dung giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?