Ai có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự? Thời hạn kháng nghị theo quy định mới nhất hiện nay là bao lâu?
Ai có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 336 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về kháng nghị của Viện kiểm sát như sau:
“1. Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.”
Như vậy, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là cơ quan có thẩm quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Những người liên quan đến việc kháng nghị có được thông báo về việc kháng nghị hay không?
Theo Điều 338 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị cụ thể như sau:
“Điều 338. Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị
1. Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
3. Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, quyết định kháng nghị sẽ được Viện kiểm sát gửi cho bị cáo, những người liên quan đến kháng nghị. Đồng thời, người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Thời hạn kháng nghị trong tố tụng hình sự là bao lâu?
Thời hạn kháng nghị theo quy định mới nhất hiện nay là bao lâu?
Theo Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thời hạn kháng nghị như sau:
“Điều 337. Thời hạn kháng nghị
1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.”
Như vậy, thời hạn kháng nghị đối với bản án sơ thẩm, quyết định sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp sẽ có những sự khác nhau, cụ thể thời hạn kháng nghị được xác định như sau:
(1) Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm:
- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày;
- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày.
(2) Đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:
- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày;
- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày.
Hậu quả của việc kháng nghị là gì?
Căn cứ theo Điều 339 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị cụ thể như sau:
“Điều 339. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này.
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.”
Như vậy, hậu quả của việc kháng nghị là những phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị thì sẽ chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp thuộc những bản án, quyết định được thi hành ngay quy định tại Điều 363 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Khi có kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến thẩm quyền kháng nghị, thời hạn kháng nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?