Ai có quyền giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt? Trình tự giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thực hiện như thế nào?

Ai có quyền giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt? Trình tự giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thực hiện như thế nào? Ai có trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân địa phương về việc giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt? - Câu hỏi của anh Minh Phương đến từ Kiên Giang

Ai có quyền giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt?

Căn cứ vào Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt cũng là một đơn vị hành chính của nước ta, cụ thể:

Đơn vị hành chính
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Về giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thì được thực hiện theo Điều 77 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:

Giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
1. Chính phủ trình Quốc hội quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Trình tự, thủ tục xem xét việc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 76 của Luật này.
2. Khi quyết định giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Quốc hội quyết định thành lập các đơn vị hành chính trên cơ sở địa giới hành chính, dân cư của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được giải thể.

Như vậy, Chính phủ trình Quốc hội quyết định giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Khi quyết định giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Quốc hội quyết định thành lập các đơn vị hành chính trên cơ sở địa giới hành chính, dân cư của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã được giải thể.

Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Hình từ Internet)

Trình tự giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thực hiện như thế nào?

Trình tự, thủ tục xem xét việc giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 76 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:

Bước 1: Chính phủ xây dựng đề án giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trình Quốc hội. Đề án giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tại Điều 131 của Luật này.

Bước 2: Ủy ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình.

Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Bước 3: Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trước khi trình Quốc hội.

Bước 4: Quốc hội xem xét, thông qua đề án giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.

Ai có trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân địa phương về việc giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt?

Đề án giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tại Điều 131 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:

Lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến của Nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
2. Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và thực hiện các công việc sau đây:
a) Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫu phiếu lấy ý kiến và các tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cử tri; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;
c) Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri;
d) Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh;
b) Phân bổ kinh phí và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn;
c) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;
d) Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;
b) Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến trên địa bàn;
c) Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập danh sách cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến;
b) Quyết định việc phát phiếu lấy ý kiến cử tri tại xã, phường, thị trấn phù hợp với đặc điểm khu dân cư trên địa bàn;
c) Tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;
d) Tổng hợp biên bản họp, phiếu lấy ý kiến của cử tri; lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.
6. Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri phải thể hiện tổng số cử tri trên địa bàn, số cử tri tham gia lấy ý kiến, số cử tri đồng ý, số cử tri không đồng ý, các ý kiến khác. Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp huyện, cấp xã được gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên; báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp tỉnh được gửi đến Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc giải thể đơn vị hành chính và thực hiện các công việc sau đây:

- Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫu phiếu lấy ý kiến và các tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cử tri; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;

- Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri;

- Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến nhân dân ở địa phương mình.

Đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
10 Nghị quyết thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã vừa được Chủ tịch Quốc hội ký ban hành là gì?
Pháp luật
Cử tri có được nhờ người khác viết thay vào phiếu lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính không?
Pháp luật
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Người mất năng lực hành vi dân sự có được ghi tên vào danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến về việc thành lập đơn vị hành chính không?
Pháp luật
Khi lấy ý kiến cử tri về việc thành lập đơn vị hành chính thì người đăng ký tạm trú có được ghi tên vào danh sách cử tri không?
Pháp luật
Lâm Đồng có bao nhiêu huyện, thành phố, thị xã hiện nay? Ai có thẩm quyền thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?
Pháp luật
Việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có cần phải lấy ý kiến của nhân dân không? Đề nghị điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được thông qua khi nào?
Pháp luật
Thành phố Thủ Đức đang là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên và duy nhất đúng không?
Pháp luật
Thành phố trực thuộc trung ương là gì? Việt Nam đang đang có những thành phố trực thuộc trung ương nào?
Pháp luật
Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo đề nghị của ai? Quốc hội thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo trình tự nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị hành chính
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,075 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị hành chính Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào