Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Nam? Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Kiểm soát viên
1. Cơ cấu tổ chức
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm tối đa 03 Kiểm soát viên chuyên trách hoặc không chuyên trách, trong đó có 01 Kiểm soát viên phụ trách chung hoạt động chuyên trách.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm tối đa 03 Kiểm soát viên chuyên trách hoặc không chuyên trách, trong đó có 01 Kiểm soát viên phụ trách chung hoạt động chuyên trách.
Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Nam? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Kiểm soát viên
1. Cơ cấu tổ chức
...
b) Nhiệm kỳ Kiểm soát viên:
- Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên là 03 (ba) năm. Kiểm soát viên có thể được bổ nhiệm lại.
- Kiểm soát viên của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Kiểm soát viên mới được bổ nhiệm và tiếp quản công việc, nhưng không quá 60 ngày, kể từ khi hết hạn nhiệm kỳ.
2. Nguyên tắc hoạt động
a) Kiểm soát viên hoạt động độc lập về nghiệp vụ, tuân thủ pháp luật và chỉ đạo của chủ sở hữu. Chịu trách nhiệm cá nhân về phần việc của mình trước pháp luật và trước chủ sở hữu, đảm bảo tính khách quan trung thực của các báo cáo, các kết luận giám sát và đề xuất của mình khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm soát viên Tổng công ty;
b) Tôn trọng pháp luật và đảm bảo hoạt động bình thường, không gây gián đoạn trong hoạt động của Tổng công ty;
c) Không được tiết lộ kết quả kiểm soát, không được tiết lộ bí mật của Tổng công ty trong thời gian thực hiện chức năng, nhiệm vụ Kiểm soát viên và trong thời hạn tối thiểu là 02 (hai) năm sau khi thôi chức vụ Kiểm soát viên;
d) Kiểm soát viên hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Theo đó, Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Nam có nhiệm kỳ 03 (ba) năm. Kiểm soát viên có thể được bổ nhiệm lại.
Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Nam của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Kiểm soát viên mới được bổ nhiệm và tiếp quản công việc, nhưng không quá 60 ngày, kể từ khi hết hạn nhiệm kỳ.
Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Nam có được sử dụng con dấu của Tổng công ty trong việc phát hành các văn bản không?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, trách nhiệm của Kiểm soát viên
1. Quyền hạn của Kiểm soát viên
a) Kiểm tra, giám sát việc quản lý và điều hành của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc; các công ty con, công ty liên kết, đơn vị sự nghiệp và bộ máy tham mưu giúp việc của Tổng công ty theo kế hoạch hoặc đột xuất;
b) Có quyền yêu cầu cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của Tổng công ty có liên quan đến nhiệm vụ kiểm soát tại trụ sở chính hay chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Tổng công ty để nghiên cứu, xem xét phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Trong trường hợp cần thiết phải xem xét hồ sơ, tài liệu của công ty con, công ty liên kết thì Kiểm soát viên phối hợp với người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các công ty con, công ty liên kết sau khi được sự chấp thuận của chủ sở hữu;
c) Được Tổng công ty cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, báo cáo về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc có liên quan đến việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao theo quy định của pháp luật;
d) Được sử dụng con dấu của Tổng công ty trong việc phát hành các văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Kiểm soát viên; phối hợp với Tổng công ty xây dựng quy chế sử dụng con dấu đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật;
đ) Có thể tham gia với các phòng, ban thuộc bộ máy điều hành của Tổng công ty để thực hiện việc kiểm tra theo chương trình định kỳ hoặc đột xuất
...
Như vậy, Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Nam được sử dụng con dấu của Tổng công ty trong việc phát hành các văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Kiểm soát viên; phối hợp với Tổng công ty xây dựng quy chế sử dụng con dấu đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?