9 tình huống diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở bao gồm những gì?

9 tình huống diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở bao gồm những gì? Công tác diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở do địa phương tổ chức do ngân sách nào chi?

9 tình huống diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở bao gồm những gì?

Theo Điều 6 Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định như sau:

Huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập, hội thi đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
...
3. Diễn tập: Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, Công an các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phù hợp với nhiệm vụ được giao theo một số tình huống sau đây:
a) Trực tiếp phát hiện vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình trên địa bàn phụ trách;
b) Tham gia cùng Công an cấp xã kiểm tra nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng; nắm thông tin nhân khẩu trên địa bàn phụ trách; nắm thông tin về hoạt động của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
c) Tham gia vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở;
d) Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
đ) Bảo vệ hiện trường, bảo vệ an ninh, trật tự, cấp cứu người bị nạn;
e) Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã;
g) Giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân;
h) Tham gia cùng Công an cấp xã tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự; phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông;
i) Một số tình huống khác phục vụ trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
...

Như vậy, 09 tình huống diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở bao gồm:

- Trực tiếp phát hiện vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình trên địa bàn phụ trách;

- Tham gia cùng Công an cấp xã kiểm tra nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng; nắm thông tin nhân khẩu trên địa bàn phụ trách; nắm thông tin về hoạt động của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

- Tham gia vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở;

- Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

- Bảo vệ hiện trường, bảo vệ an ninh, trật tự, cấp cứu người bị nạn;

- Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã;

- Giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân;

- Tham gia cùng Công an cấp xã tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự; phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông;

- Một số tình huống khác phục vụ trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

9 tình huống diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở bao gồm những gì?

9 tình huống diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở bao gồm những gì? (hình từ internet)

Công tác diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở do địa phương tổ chức do ngân sách nào chi?

Theo Điều 26 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định như sau:

Nhiệm vụ chi của địa phương
1. Nhiệm vụ chi của địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm, bao gồm:
a) Hỗ trợ mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị; công tác tập huấn, diễn tập, hội thi do địa phương tổ chức; bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
b) Trang bị trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
c) Thực hiện chi các nội dung quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này;
...

Như vậy, công tác diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở do địa phương tổ chức do ngân sách địa phương bảo đảm.

Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở?

Theo Điều 28 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định như sau:

Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và có trách nhiệm sau đây:
1. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
2. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng lực lượng, quản lý, huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập, hội thi và bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định;
...

Như vậy, Bộ Công an là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn việc diễn tập đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
77 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào