10 loại công trình giao thông theo Nghị định 06? Ai có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình giao thông?

10 loại công trình giao thông theo Nghị định 06? Ai có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình giao thông? Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng gồm các nội dung nào theo quy định?

10 loại công trình giao thông theo Nghị định 06?

Căn cứ theo Mục IV tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, công trình giao thông (hay còn gọi là công trình phục vụ giao thông vận tải) gồm có 10 loại công trình sau đây:

(1) Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đường ô tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.

(2) Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ.

(3) Công trình đường sắt:

- Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương;

- Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kết cấu rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.

Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mới phương tiện đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất công nghiệp - Mục II Phụ lục này.

(4) Công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.

(5) Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.

(6) Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:

- Công trình đường thủy nội địa: Cảng, bến thủy nội địa; bến phà, âu tàu; công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng đường thủy (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào); các khu vực neo đậu; công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảo vệ bờ).

- Công trình hàng hải: Bến, cảng biển; bến phà; âu tàu; công trình sửa chữa tàu biển (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng hàng hải; các khu vực, các công trình neo đậu; công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).

- Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải khác: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển; đèn biển; đăng tiêu; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình hàng hải khác.

(7) Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máy bay (hangar), kho hàng hóa,...

(8) Tuyến cáp treo và nhà ga để vận chuyển người và hàng hóa.

(9) Cảng cạn.

(10) Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.

10 loại công trình giao thông theo Nghị định 06?

10 loại công trình giao thông theo Nghị định 06? (hình từ internet)

Ai có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình giao thông?

Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm thi hành
...
3. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, bao gồm:
a) Bộ Xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị);
b) Bộ Giao thông vận tải đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trừ các công trình do Bộ Xây dựng quản lý quy định tại điểm a khoản này;
...

Như vậy, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình giao thông, trừ các công trình do Bộ Xây dựng quản lý như:

- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở;

- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng;

- Dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị).

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng gồm các nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Tên công việc được nghiệm thu;

- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

- Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);

- Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

- Phụ lục kèm theo (nếu có).

Công trình giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kết hợp các công trình giao thông, thuỷ lợi và thủy điện với cấp nước dựa trên nguyên tắc thế nào?
Pháp luật
Có phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông không?
Pháp luật
Đất công trình giao thông là đất gì? Đất công trình giao thông thuộc nhóm đất nào theo Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
10 loại công trình giao thông theo Nghị định 06? Ai có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình giao thông?
Pháp luật
Đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?
Pháp luật
Không thu dọn vật liệu sửa chữa công trình giao thông dẫn đến tai nạn chết người bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-4:2016/BXD về các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình giao thông thế nào?
Pháp luật
Nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông là gì? Nhựa đường này có cần phải đồng nhất không?
Pháp luật
Trong xây dựng công trình giao thông chất lượng nhựa đường được sử dụng cần bảo đảm những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Các công trình giao thông đô thị phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật chung nào và được bảo trì, sửa chữa như thế nào?
Pháp luật
Khung hình phạt của tội vi phạm quy định về quản lý công trình giao thông như thế nào? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình giao thông
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
446 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào