04 chuyên ngành được dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên? Kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên được tổ chức vào thời điểm nào trong năm?
Chứng chỉ kiểm toán viên là gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Luật kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
Từ đó có thể hiểu chứng chỉ kiểm toán viên là chứng chỉ quốc tế được cấp bởi các tổ chức nghề nghiệp kế toán, chứng nhận năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người được cấp chứng chỉ.
Việc sở hữu chứng chỉ kiểm toán viên là cơ sở xác định năng lực, phẩm chất của người hành nghề kiểm toán.
Khi tham gia các công việc làm sổ sách kiểm toán, kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Đồng thời mở ra cơ hội nắm giữ nhiều vị trí cao, hay cá nhân muốn sở hữu, làm chủ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Chứng chỉ kiểm toán viên (Hình từ Internet)
04 chuyên ngành được dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên?
Để được dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, người dự thi cần thỏa mãn các điều kiện nhất định mà trước hết phải tốt nghiệp những chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc của chức danh này.
Cụ thể theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC, người dự thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên phải phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về các chuyên ngành sau:
- Tài chính,
- Ngân hàng,
- Kế toán,
- Kiểm toán
Bên cạnh đó, người dự thi tốt nghiệp các chuyên ngành khác vẫn có thể dự thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;
- Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC, gồm có:
+ Tổ chức nghề nghiệp quốc tế kiểm toán cấp văn bằng, chứng chỉ phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đã thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.
+ Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kiểm toán đã ký thoả thuận hợp tác về chương trình thi phối hợp cấp chứng chỉ kiểm toán viên chuyên nghiệp với Bộ Tài chính Việt Nam.
+ Chương trình, nội dung các khoá học được cấp văn bằng, chứng chỉ phải có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 500 đến 600 tiết học.
+ Nội dung học, thi và cấp văn bằng, chứng chỉ cho học viên khi hoàn thành các khoá học phải được thực hiện thống nhất ở tất cả các quốc gia nơi Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kiểm toán có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động.
Kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên được tổ chức vào thời điểm nào trong năm?
Theo Điều 8 Thông tư 91/2017/TT-BTC, kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên được Bộ Tài chính tổ chức thi ít nhất mỗi năm một lần vào quý III hoặc quý IV.
Hội đồng thi sẽ thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm thi và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi trước ngày thi ít nhất 60 ngày.
Trong thời hạn chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Hội đồng thi sẽ công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho tất cả người dự thi.
Trường hợp đặc biệt, cần kéo dài thời gian công bố thì chủ tịch Hội đồng thi sẽ quyết định nhưng thời gian không được kéo dài quá 30 ngày.
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 07 môn theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC và tuân thủ theo thể thức quy định tại Điều 7 Thông tư 91/2017/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
- Thuế và quản lý thuế nâng cao;
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
- Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút, riêng đối với môn ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.
Nội dung từng môn thi bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống, yêu cầu đối với từng môn thi thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTC.
TẢI VỀ Nội dung, yêu cầu từng môn thi/phần thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?