03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở?
Tổ chức hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở được quy định tại Điều 38 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
Tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
Việc tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở theo Khoản 1 Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động lao động cơ sở trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định này và sử dụng từ 300 người lao động trở lên;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Điểm a Khoản này, có sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên;
c) Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều này thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động.
Như vậy, người sử dụng lao động phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở trong 03 trường hợp sau đây:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và sử dụng từ 300 người lao động trở lên;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, có sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên;
- Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ internet)
Thành phần Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở có bao gồm Đại diện người sử dụng lao động?
Thành phần của Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở được quy định tại Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
...
3. Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở bao gồm:
a) Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất, kinh doanh là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng;
d) Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh;
đ) Các thành viên khác có liên quan.
Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở phải bảo đảm tỷ lệ thành viên nữ tham gia phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới, điều kiện thực tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, thành phần Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở có bao gồm Đại diện người sử dụng lao động và đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở.
Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở quy định tại Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
2. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
c) Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động.
...
Như vậy, Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 111 được ký kết theo hình thức nào? Người lao động nào được ký hợp đồng 111?
- Đối tượng tinh giản biên chế không được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng thế nào theo Thông tư 61/2024?
- 30 Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hà Nội? Bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hà Nội lúc mấy giờ?
- Lời chúc tết cho công ty 2025 hay và ý nghĩa? Tổng hợp câu chúc tết công ty 2025 năm Ất Tỵ ngắn gọn?