Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Quyền lợi không thể bỏ qua: Số ngày nghỉ lễ, Tết tối thiểu của người lao động

Tổng số ngày nghỉ lễ, Tết ở mỗi doanh nghiệp cần được tuân thủ theo quy định của Bộ Luật lao động 2019. Sau đây là tổng hợp văn bản hướng dẫn lịch nghỉ lễ, Tết.

1. Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày vào dịp lễ, Tết?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, Tết như sau:

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ như trên thì còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ Tết và được hưởng nguyên lương.

Tổng hợp văn bản hướng dẫn số ngày nghỉ lễ Tết của người lao động (Hình từ Internet)

2. Cách tính lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết

Theo quy định tại Điểm c Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

- Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ tết.

Như vậy tiền lương tối thiểu làm thêm giờ trong ngày nghỉ lễ Tết của người lao động sẽ bằng 300% + 100% tiền lương ngày nghỉ = 400%.

3. Tổng hợp văn bản hướng dẫn thời gian nghỉ lễ, Tết của người lao động

1

Bộ luật Lao động 2019

Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 có hiệu lực vào 01/01/2021 quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
Các quy định về ngày nghỉ lễ Tết được quy định tại Mục 2 Chương VII Bộ luật này.
Ngoài ra, một số quy định nổi bật có thể kể đến là Hình thức hợp đồng lao động tại Điều 14, Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động tại Điều 34, Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động tại Điều 35, Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại Điều 36.

2

Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực vào 01/02/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động theo các điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động:
+ Quản lý lao động theo khoản 3 Điều 12.
+ Hợp đồng lao động theo khoản 4 Điều 21; điểm d khoản 1 Điều 35, điểm d khoản 2 Điều 36; khoản 4 Điều 46; khoản 4 Điều 47; khoản 3 Điều 51.
+ Cho thuê lại lao động theo khoản 2 Điều 54.
+ Tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo khoản 4 Điều 63.
+ Tiền lương theo khoản 3 Điều 92; khoản 3 Điều 96; khoản 4 Điều 98.
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo khoản 5 Điều 107, khoản 7 Điều 113, Điều 116.
+ Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo khoản 5 Điều 118; khoản 6 Điều 122; khoản 2 Điều 130; Điều 131.
+ Lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo khoản 6 Điều 135.
+ Lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161.
+ Giải quyết tranh chấp lao động theo khoản 2 Điều 184; khoản 6 Điều 185; khoản 2 Điều 209; khoản 2 Điều 210.
Tiền lương làm thêm giờ được quy định chi tiết tại Điều 55 Nghị định này. Một số quy định nổi bật khác là thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương tại Điều 58, Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ tại Điều 59.

3

Thông tư 153/2017/TT-BQP về quy định chế độ nghỉ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Thông tư 153/2017/TT-BQP có hiệu lực vào 11/08/2017 quy định chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày nghỉ lễ Tết của sĩ quan được quy định tại Điều 6 Thông này. Ngoài ra các quy định đáng chú ý trong Thông tư là Chế độ nghỉ phép đặc biệt tại Điều 5, Chế độ nghỉ an điều dưỡng tại Điều 7, Chế độ nghỉ chuẩn bị hưu tại Điều 9.

4

Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Thông tư 113/2016/TT-BQP có hiệu lực vào 08/10/2016 quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày nghỉ lễ Tết của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định tại Điều 7 Thông tư này. Các quy định nổi bật khác là Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng tại Điều 8, Nghỉ chuẩn bị hưu tại Điều 9.

5

Thông tư 109/2021/TT-BQP sửa đổi Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Thông tư 109/2021/TT-BQP có hiệu lực vào 10/10/2021. Ngày nghỉ lễ Tết của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được sửa đổi bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư này. 

6

Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Thông tư 20/2023/TT-BCT có hiệu lực vào 25/12/2023 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. Quy định nổi bật trong Thông tư là Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên tại Điều 4, Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên tại Điều 5, Nghỉ Lễ, Tết; Nghỉ việc riêng; Nghỉ không hưởng lương tại Điều 10.

7

Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 12/2022/TT-BCT có hiệu lực vào 09/09/2022 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.
Các nội dung đáng quan tâm trong Thông tư là quy định Thời giờ làm việc tại Điều 4, Làm thêm giờ tại Điều 5,  Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương tại Điều 7.

8

Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 04/2021/TT-BCT có hiệu lực vào 01/09/2021 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò. Nội dung quan trọng trong Thông tư là quy định về Thời giờ làm việc tại Điều 4, Làm thêm giờ tại Điều 5, Nghỉ trong giờ làm việc tại Điều 6, Nghỉ chuyển ca; Nghỉ hằng tuần; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương tại Điều 7.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.215.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!