Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản hướng dẫn tính tiền lương làm thêm giờ 2024

Tổng hợp các văn bản liên quan đến vấn đề làm thêm giờ để người sử dụng lao động và người lao động đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1. Làm thêm giờ là gì?

Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Tổng hợp các văn bản mới nhất về làm thêm giờ (Hình từ internet)

2. Cách tính tiền lương làm thêm giờ theo quy định hiện hành

Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định cách tính tiền lương làm thêm giờ trong các trường hợp:

- Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

- Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

3. Một số lưu ý để làm thêm giờ đúng pháp luật

- Trong hầu hết các trường hợp, khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý làm thêm giờ của người lao động về các nội dung: thời gian làm thêm; địa điểm làm thêm; công việc làm thêm.

(Điểm a Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019)

- Người lao động bắt buộc phải đồng ý làm thêm giờ trong các trường hợp: thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

(Điều 108 Bộ luật Lao động 2019)

- Thời gian làm thêm giờ là có giới hạn theo quy định pháp luật.

(Khoản 2, 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019)

- Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(Khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019)

1

Bộ luật Lao động 2019

Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 quy định các nội dung về tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

2

Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021; trong đó, nội dung về làm thêm giờ được quy định tại một số Điều như Điều 55, 56, 57, 59, 60, 61, 62.

3

Nghị định 10/2024/NĐ-CP quy định về khu công nghệ cao

Nghị định 10/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 25/03/2024 bổ sung thêm nội dung về tổ chức làm thêm giờ trong khu công nghệ cao.

4

Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 17/01/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trong đó, các hành vi vi phạm liên quan đến nội dung làm thêm giờ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18.

6

Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 12/2022/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 09/09/2022 quy định về làm thêm giờ đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.

7

Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 04/2021/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2021 quy định về làm thêm giờ đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò.

8

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2022 quy định về làm thêm giờ đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.148.76
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!