Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động, trợ cấp hưởng tai nạn lao động là một quy định quan trọng trong lĩnh vực lao động. Sau đây là các văn bản hướng dẫn về Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

1. Thế nào là Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Hiện nay, pháp luật quy định về phân loại Tai nạn lao động tại Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:

- Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

+ Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

+ Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Theo khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Hình từ Internet)

2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

- Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

3. Văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1

Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực 01/07/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Quy định nổi bật trong Nghị định có thể kể đến Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc tại Điều 3, Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại Điều 5.

2

Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động

Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực 01/07/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Quy định nổi bật trong Nghị định có thể kể đến Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc tại Điều 3, Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại Điều 5.

3

Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

Nghị định 88/2020/NĐ-CP có hiệu lực vào 15/09/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp; hoạt động hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. 

Các nội dung nổi bật là Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động tại Điều 4, Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát tại Điều 8.

4

Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Nghị định 58/2020/NĐ-CP có hiệu lực vào 15/07/2020 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quy định quan trọng trong Nghị định là Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Điều 4, Các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Điều 5.

5

Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Nghị định 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực vào 01/12/2018 quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nội dung đáng lưu tâm trong Nghị định là các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc như: Chế độ ốm đau tại Điều 6, Chế độ thai sản tại Điều 7, Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Điều 8, Chế độ hưu trí tại Điều 9, Chế độ tử tuất tại Điều 10.

6

Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

Nghị định 44/2016/NĐ-CP có hiệu lực vào 01/07/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Một số quy định nổi bật trong Nghị định là Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tại Điều 4, Hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tại Điều 5, Tiêu chuẩn kiểm định viên tại Điều 9.

7

Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực vào 01/03/2022 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Các quy định đáng chú ý trong Thông tư là Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Điều 3, Trợ cấp tai nạn lao động tại Điều 4, Hồ sơ bồi thường, trợ cấp tại Điều 6.

8

Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Thông tư 19/2016/TT-BYT có hiệu lực vào 15/08/2016 hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Quy định nổi bật trong Thông tư là Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động tại Điều 3, Yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu tại Điều 5.

9

Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực vào 01/07/2016 quy định việc tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro, tự kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nội dung đáng chú ý là Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại Điều 3, Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Điều 8.

10

Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực vào 01/03/2022 hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành.

Nội dung nổi bật trong Thông tư là Bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động tại Điều 3, Nội dung, chương trình, thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động tại Điều 4.

11

Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH về Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH có hiệu lực vào 01/03/2022 ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

12

Thông tư 114/2020/TT-BQP về ban hành 18 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng

Thông tư 114/2020/TT-BQP có hiệu 04/11/2020 ban hành 18 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiếu bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ quốc phòng.

13

Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL có hiệu lực vào 01/10/2017 quy định chi tiết một số nội dung về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao.
Các nội dung nổi bật trong Thông tư là Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại Điều 7, Sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc tại Điều 8, Sử dụng lao động là người cao tuổi tại Điều 9.

14

Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực vào 15/02/2024 ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

15

Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Thông tư 18/2022/TT-BYT có hiệu lực vào 15/02/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

16

Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Thông tư 56/2017/TT-BYT có hiệu lực vào 01/03/2018 quy định về:
+ Bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
+ Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân.
+ Việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, trích sao hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai, giấy xác nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

17

Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực vào 01/03/2023 quy định điều kiện, mức và nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Các nội dung nổi bật là Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật tại Điều 3, Mức bồi dưỡng bằng hiện vật tại Điều 4.

18

Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực 01/04/2023 quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động. Điểm đáng chú ý trong Thông tư là Phương tiện bảo vệ cá nhân tại Điều 3, Điều kiện được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân tại Điều 4.

19

Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực vào 15/01/2021 hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng. Nội dung đáng quan tâm tại Phụ lục là Danh mục các yếu tố gây chấn thương để phân loại tai nạn lao động tại Phụ lục I của Thông tư.

20

Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH có hiệu lực 09/02/2019 quy định về việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải. Nội dung đáng quan tâm là Tai nạn lao động hàng hải tại Điều 3, Phân loại tai nạn lao động hàng hải tại Điều 4.

21

Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực 15/04/2022 quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động. Nội dung cần lưu tâm trong Thông tư là Phân loại lao động theo điều kiện lao động tại Điều 3, Phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động tại Điều 6.

22

Thông tư 29/2021/TT-BYT hướng dẫn hoạt động đào tạo chuyên môn về y tế lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Thông tư 29/2021/TT-BYT có hiệu lực vào 06/02/2022 hướng dẫn nội dung, chương trình, tài liệu, thời gian đào tạo và việc quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Quy định nổi bật trong thông tư là Yêu cầu đối với nội dung, chương trình, tài liệu và thời gian đào tạo, hình thức đào tạo tại Điều 3, Quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động tại Điều 4.

23

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực vào 01/03/2021 ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

24

Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực vào 05/10/2020 ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động, trừ đối tượng là người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.144.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!