Nhiệm vụ trọng yếu trong nguyên tắc hoạt động quốc phòng là gì theo quy định của Luật Quốc phòng?
- Nhiệm vụ trọng yếu trong nguyên tắc hoạt động quốc phòng là gì?
- Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực nào?
- Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng là hành vi bị nghiêm cấm đúng không?
Nhiệm vụ trọng yếu trong nguyên tắc hoạt động quốc phòng là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Quốc phòng 2018 về nguyên tắc hoạt động quốc phòng như sau:
Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
2. Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
3. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
4. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
5. Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.
Như vậy, trong nguyên tắc hoạt động quốc phòng, củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
Nhiệm vụ trọng yếu trong nguyên tắc hoạt động quốc phòng là gì theo quy định của Luật Quốc phòng? (Hình từ Internet)
Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực nào?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Luật Quốc phòng 2018 như sau:
Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng
1. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng bao gồm:
a) Nhà nước có kế hoạch, chương trình kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, ngành, vùng, địa phương, các dự án quan trọng quốc gia, khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược phải kết hợp với quốc phòng, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc;
c) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh; tổ chức, xây dựng khu kinh tế - quốc phòng; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
d) Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phải được Bộ Quốc phòng cho ý kiến, tham gia thẩm định theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng theo quy định của luật có liên quan;
e) Một số dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng phải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.
Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng là hành vi bị nghiêm cấm đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Quốc phòng 2018 về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng
1. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
3. Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
4. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Như vậy, trong lĩnh vực quốc phòng, hành vi cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí bạo lực ở phim 18+ có được miêu tả ngụ ý bạo lực tình dục hay không theo quy định của Thông tư 05?
- Hướng dẫn điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Tiêu chí ngôn ngữ ở phim 18+ được xác định như thế nào theo quy định của Thông tư 05? Dừng phổ biến phim 18+ trong các trường hợp nào?
- Lạm dụng vị trí độc quyền là gì? Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương hủy bỏ hợp đồng có phải là hành vi bị cấm?
- Bản tự nhận xét đánh giá công chức viên chức theo Nghị định 90? Cách ghi Bản tự nhận xét đánh giá công chức viên chức?