Người dân có tra cứu thông tin dự án nhà ở xã hội bằng những cách nào? Giá bán, cho thuê, thuê mua đối với nhà ở xã hội thuộc dự án đầu tư ra sao?
Người dân có tra cứu thông tin dự án nhà ở xã hội bằng những cách nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) có quy định về dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách như sau:
Trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
1. Đối với dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách
a) Sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến dự án (tên dự án; chủ đầu tư dự án; địa điểm xây dựng dự án; địa chỉ liên lạc, địa chỉ nộp đơn đăng ký; tiến độ thực hiện dự án; quy mô dự án; số lượng căn hộ (trong đó bao gồm: Số căn hộ để bán, số căn hộ cho thuê, số căn hộ cho thuê mua); diện tích căn hộ; giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua (tạm tính) đối với từng loại căn hộ; thời gian bắt đầu và kết thúc nhận đơn đăng ký và các nội dung khác có liên quan) để công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án; đăng tải ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương và công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để người dân biết, đăng ký và thực hiện việc theo dõi, giám sát;
...
Theo quy định thì sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến dự án để công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án.
Việc đăng tải thông tin phải được thực hiện ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương và công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để người dân biết, đăng ký và thực hiện việc theo dõi, giám sát.
Như vậy, trong trường hợp người dân có nhu cầu mua hoặc đăng ký mua nhà ở xã hội thì có thể tra cứu thông tin các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chuẩn bị mở bán tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng nơi có dự án, thông tin báo chí tại địa phương hoặc sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư.
Người dân có tra cứu thông tin dự án nhà ở xã hội bằng những cách nào? Giá bán, cho thuê, thuê mua đối với nhà ở xã hội thuộc dự án đầu tư ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp về việc công bố thông tin dự án nhà ở xã hội được quy định ra sao?
Căn cứ theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP thì pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp về việc công bố thông tin dự án nhà ở xã hội như sau:
* Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Điều 30 Nghị định 100/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 35/2023/NĐ-CP)
- Tổ chức quản lý và theo dõi chặt chẽ việc bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;
- Ban hành khung giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn theo thẩm quyền.
* Trách nhiệm của các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp (Điều 31 Nghị định 100/2015/NĐ-CP)
- Đối với các doanh nghiệp đã và đang sản xuất tại khu công nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giải quyết nhà ở, dành nguồn tài chính để hỗ trợ đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho hộ gia đình, cá nhân tại cơ sở đó gặp khó khăn về nhà ở;
- Đối với các doanh nghiệp thành lập mới hoặc mở rộng sản xuất có trách nhiệm bảo đảm nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân làm việc tại đơn vị mình.
Giá bán, cho thuê, thuê mua đối với nhà ở xã hội thuộc dự án đầu tư như thế nào?
Theo Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP thì giá bán, cho thuê, thuê mua đối với nhà ở xã hội thuộc dự án đầu tư như sau:
(1) Giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư;
Không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 58 Luật Nhà ở 2014 vào giá bán nhà ở xã hội.
(2) Giá thuê mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 15% tổng chi phí đầu tư;
Không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 58 Luật Nhà ở 2014 vào giá thuê mua nhà ở xã hội.
Bên thuê mua phải nộp lần đầu 20% giá trị nhà ở và nộp phần còn lại theo định kỳ do bên cho thuê mua và bên thuê mua thỏa thuận, tính từ thời điểm bàn giao nhà ở đó; thời hạn thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày bên cho thuê mua bàn giao nhà ở cho bên thuê mua.
(3) Giá cho thuê nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ chi phí bảo trì;
Chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 15% tổng chi phí đầu tư;
Không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 58 Luật Nhà ở 2014 vào giá thuê nhà ở xã hội; thời hạn thu hồi vốn tối thiểu là 15 năm, kể từ ngày ký hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?