Mẫu Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị thi công công trình xây dựng mới nhất? Tải mẫu về tại đâu?
Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị thi công công trình xây dựng là gì?
Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị thi công công trình xây dựng là một tài liệu quan trọng được sử dụng để ghi nhận và đánh giá tình trạng kỹ thuật, chất lượng, và mức độ an toàn của các máy móc, thiết bị được sử dụng trong quá trình xây dựng.
Mục đích chính của biên bản này là để:
- Đánh giá tình trạng kỹ thuật: Xác định máy móc, thiết bị có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn hay không.
- Kiểm tra chất lượng: Xem xét mức độ hoạt động, hiệu suất, và độ tin cậy của từng thiết bị.
- Đảm bảo an toàn: Kiểm tra các điều kiện an toàn của máy móc để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công.
- Ghi chép chi tiết: Lập hồ sơ chi tiết về tình trạng từng thiết bị, bao gồm các nhận xét, đánh giá và kiến nghị.
*Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Yêu cầu với thi công xây dựng công trình theo Điều 111 Luật Xây dựng 2014 như sau:
- Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
- Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.
Mẫu Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị thi công công trình xây dựng?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014, Nghị định 06/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị thi công công trình xây dựng.
Có thể tham khảo Mẫu Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị thi công công trình xây dựng dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị thi công công trình xây dựng
Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mẫu này có thể điều chỉnh theo yêu cầu cụ thể của từng dự án và quy định của pháp luật về xây dựng.
Mẫu Biên bản kiểm tra máy móc thiết bị thi công công trình xây dựng? (Hình từ Internet)
Nhà thầu thi công xây dựng phải di chuyển máy móc thiết bị của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao đúng không?
Theo khoản 16 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng như sau:
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
1. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.
...
10. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
11. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
12. Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng mục đích.
13. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
14. Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định này.
15. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
16. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.
17. Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện.
...
Theo quy định trên, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác thì nhà thầu thi công xây dựng phải di chuyển máy móc thiết bị của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?