Công văn 7968/BNV-CCVC định hướng phương án bố trí CBCCVC khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính thế nào?

Công văn 7968/BNV-CCVC định hướng phương án bố trí CBCCVC khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính thế nào?

Công văn 7968/BNV-CCVC định hướng phương án bố trí CBCCVC khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính thế nào?

Xem thêm: Đối tượng chưa tinh giản biên chế? Định hướng sắp xếp với CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý

Ngày 08/12/2024, Bộ Nội vụ có Công văn 7968/BNV-CCVC năm 2024 về việc định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ công chức viên chức và người làm việc theo chế độ HĐLĐ khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.

Theo đó, định hướng phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy hành chính như sau:

(1) Đối với chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý: do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

(2) Đối với chức danh do cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý theo phân cấp: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất chủ động xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ bảo đảm các nguyên tắc trong công tác cán bộ và mục đích, yêu cầu, nguyên tắc trong sắp xếp, bố trí cán bộ công chức viên chức nêu trên theo định hướng sau:

- Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:

+ Căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, tập thế lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp; nhân sự được lựa chọn có thể ở trong hoặc ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất thành đơn vị mới đó.

+ Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu thì được sắp xếp, bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề và được hưởng chính sách theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy.

- Đối với cấp phó của người đứng đầu:

+ Căn cứ thực trạng số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tố chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, tập thể lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp hoặc bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ.

+ Trước mắt, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hình thành sau sắp xếp có thể cao hơn quy định, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 05 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án).

- Đối với cán bộ công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý:

+ Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hình thành sau sắp xếp đề xuất phương án sắp xếp, bố trí đối với cán bộ công chức viên chức phù hợp với nhiệm vụ cán bộ công chức viên chức đang đảm nhiệm trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất; trường hợp không còn nhiệm vụ thì có thể bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức viên chức hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ.

+ Trước mắt, số lượng biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới tối đa không vượt quá tổng số cán bộ công chức viên chức hiện đang có mặt trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án giảm biên chế, thực hiện theo quy định chung của Bộ Chính trị trong thời hạn 05 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án).

+ Sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bộ, ngành, địa phương có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tình hình mới; thực hiện rà soát, tinh giảm biên chế đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm.

Công văn 7968/BNV-CCVC định hướng phương án bố trí CBCCVC khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính thế nào?

Công văn 7968/BNV-CCVC định hướng phương án bố trí CBCCVC khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính thế nào? (Hình từ internet)

05 nguyên tắc trong định hướng xây dựng phương án sắp xếp cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính thế nào?

Căn cứ tại Mục II Công văn 7968/BNV-CCVC năm 2024 nêu 05 nguyên tắc trong định hướng xây dựng phương án sắp xếp cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính gồm có như sau:

(1) Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, tổ chức đảng trong sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật. Cán bộ công chức viên chức phải chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức và quyết định của cấp có thẩm quyền. Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ công chức viên chức thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm mục tiêu đề ra theo yêu cầu của Trung ương.

(2) Việc sắp xếp, bố trí cán bộ phải được thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của đội ngũ cán bộ công chức viên chức và yêu cầu nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương; trong đó quan tâm bố trí sử dụng đối với cán bộ có năng lực nổi trội, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

(3) Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mới để thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ.

(4) Việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí cán bộ công chức viên chức lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới, nhất là đối với người đứng đầu. Đồng thời, phải bảo đảm tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, của pháp luật, gắn với cơ cấu và quy hoạch cấp ủy để chuẩn bị tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

(5) Quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức viên chức theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm sau 05 năm phải hoàn thành việc sắp xếp đối với cán bộ công chức viên chức dôi dư và thực hiện việc quản lý, sử dụng biên chế theo yêu cầu chung của Bộ Chính trị tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hình thành sau sắp xếp (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án).

Tiến độ và kế hoạch thực hiện tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp, tinh gọn bộ máy ra sao?

Theo Mục IV Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024, có nêu tiến độ và kế hoạch thực hiện tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy như sau:

- Theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các bộ, ngành có trách nhiệm xây dựng Báo cáo tổng kết và gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 31/12/2024 (bao gồm cả Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ).

- Để bảo đảm tiến độ xây dựng Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ, Bộ Nội vụ đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hoàn thành Báo cáo, gửi về Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/12/2024.

- Bộ Nội vụ chủ động xây dựng Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ trên cơ sở Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 và cập nhật kết quả của 07 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 (tính đến ngày 30/9/2024). Sau khi nhận được báo cáo của các Bộ, ngành, Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp, rà soát và hoàn thiện Báo cáo, trình Ban Cán sự đảng Chính phủ vào ngày 25/12/2024 để kịp gửi Ban Chỉ đạo Trung ương vào ngày 31/12/2024.

Sắp xếp đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công văn 7968/BNV-CCVC định hướng phương án bố trí CBCCVC khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính thế nào?
Pháp luật
Đối tượng chưa tinh giản biên chế? Định hướng sắp xếp với CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính?
Pháp luật
Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp theo Nghị quyết 35? Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính là gì?
Pháp luật
Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
Pháp luật
Thời gian thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2023-2025 là khi nào?
Pháp luật
Nghị quyết 117/NQ-CP 2023 Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 2025 ra sao?
Pháp luật
Lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 2025 theo Nghị quyết 117? Có mấy nhiệm vụ, giải pháp thực hiện?
Pháp luật
Những huyện, xã nào sẽ không cần phải sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15?
Pháp luật
Chính sách đối với người lao động, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sắp xếp đơn vị hành chính
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,170 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sắp xếp đơn vị hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sắp xếp đơn vị hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào