Ví dụ hạn chế khuyết điểm trong kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 chuẩn nhất dành cho CBCCVC?
Ví dụ hạn chế khuyết điểm trong kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 chuẩn nhất dành cho CBCCVC?
Xem thêm:
>> Mẫu biên bản hội nghị kiểm điểm đảng viên cuối năm
>> Mẫu kiểm điểm đảng viên 2024 dành Phó Bí thư chi bộ, đảng uy mới nhất
>> Ví dụ cách viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức cuối năm 2024 là giáo viên
>> Mẫu bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 dành cho công an, quân đội
Căn cứ theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 có quy định về mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm, trong đó có mục yêu cầu cá nhân đảng viên phải tự nêu ra được nguyên nhân của hạn chế khuyết điểm của bản thân trong quá trình công tác, thực hiện nhiệm vụ.
Sau đây là một số ví dụ mà cá nhân có thể tham khảo phần ghi hạn chế khuyết điểm trong kiểm điểm đảng viên:
Cách 1:
1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên): Chưa dành nhiều thời gian thích hợp để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Đảng; pháp luật, chính sách của Nhà nước…
2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm: Trong một số công việc còn chưa sắp xếp được thời gian hợp lý để thực hiện khiến không đủ thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật…
Cách 2:
- Trách nhiệm cá nhân trong việc hợp tác với các tổ chức địa phương đôi khi còn hạn chế. Trong công việc đôi khi chưa mạnh dạn đề xuất và tham mưu các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn trong công tác quản lý chỉ đạo. Trong hoạt động của Chi bộ đôi khi còn e dè, chưa quyết đoán và còn nể nang, tình cảm trong việc phê bình và tự phê bình.
- Trong công việc quản lý chỉ đạo, cũng như trong mối quan hệ với đồng nghiệp đôi khi còn thiếu kinh nghiệm, không linh hoạt trong cách xử lý các tình huống.
- Chưa đề xuất mạnh mẽ, tham mưu...
- Chưa dành đủ thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Còn chưa nhạy bén trong việc thực hiện các quyết định, chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
- Chưa quyết đoán, thẳng thắn trong việc đóng góp ý kiến, nhận xét công việc.
- Trong việc đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ quản lý vẫn còn e dè, cục bộ, chưa tập trung vào việc phát hiện và tạo cơ chế thực sự để tôn trọng và sử dụng những người có tài năng và phẩm chất đạo đức.
- Việc tham gia học tập, nắm vững các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng cấp trên của một số cá nhân Đảng viên, đôi khi vẫn còn thiếu sự đầy đủ, không tuân thủ đúng thời gian quy định, thậm chí đi muộn về sớm.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục về đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống thường chưa sâu sắc, thường chỉ là hình thức mà thiếu đi sự sâu sắc, làm hết mình nên chưa đủ sức thuyết phục nhân dân.
Xem thêm thông tin khác:
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Ví dụ hạn chế khuyết điểm trong kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 chuẩn nhất dành cho CBCCVC? (Hình từ Internet)
Công chức viên chức nào không cần làm bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
Căn cứ Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định về các đối tượng kiểm điểm trong đảng viên như sau:
Đối tượng kiểm điểm
1. Tập thể
1.1. Các cấp ủy, tổ chức đảng:
a) Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b) Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp ủy cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp ủy ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành).
c) Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương.
1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:
a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
2. Cá nhân
2.1. Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng).
2.2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Theo đó, Đảng viên trong toàn Đảng phải thực hiện kiểm điểm, tuy nhiên các đối tượng công chức viên chức đang là đảng viên không cần phải làm kiểm điểm nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Đảng viên được miễn công tác và được miễn sinh hoạt Đảng.
- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng.
- Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.
Công chức viên chức là Đảng viên có phải kiểm điểm lại khi chưa đảm bảo nội dung yêu cầu hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm
...
2. Đối với cá nhân
2.1. Phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, nêu cao trách nhiệm, sự gương mẫu trong kiểm điểm.
2.2. Kiểm điểm trung thực, thẳng thắn, khách quan, thực chất các nội dung theo quy định.
3. Cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả kiểm điểm của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ; kịp thời gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; yêu cầu cấp dưới kiểm điểm lại khi chưa bảo đảm nội dung yêu cầu theo quy định.
Theo đó, cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả kiểm điểm của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ; kịp thời gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; yêu cầu cấp dưới kiểm điểm lại khi chưa bảo đảm nội dung yêu cầu theo quy định.
Như vậy, viên chức là Đảng viên phải kiểm điểm lại khi chưa đảm bảo nội dung yêu cầu theo sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?