Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là gì?

Phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam trong Sách trắng Quốc phòng năm 2019 là gì? Chế độ thưởng định kỳ hằng năm đối với đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP như thế nào?

Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là gì?

>> Đây là nội dung lời thề thứ mấy trong 10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam: “Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng 3 điều nên: Kính trọng dân; giúp đỡ dân; bảo vệ dân” và 3 điều răn: “Không lấy của dân; không dọa nạt dân; không quấy nhiễu dân”, để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí”?

Căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 trang 27, trang 28 quy định như sau:

2.3. Hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng Thực hiện Chiến lược Hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, là kế sách giữ nước từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình; tạo lập và củng cố niềm tin bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo đảm bình đẳng cùng có lợi; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp, tăng cường vị thế quốc tế và độc lập, tự chủ của đất nước.
Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng theo phương châm “Tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế; tăng cường lòng tin chiến lược, duy trì môi trường hòa bình, hợp tác cùng phát triển, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, lấy hợp tác là chính trên cơ sở kiên định chủ quyền lãnh thổ, độc lập tự chủ và lợi ích quốc gia - dân tộc.
...

Như vậy, theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là “Tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả”.

>> Xem Sách trắng Quốc phòng năm 2019: TẠI ĐÂY

Trên đây là thông tin về "Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là gì?"

Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là gì?

Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Chế độ thưởng định kỳ hằng năm đối với đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP như thế nào?

Thông tư 95/2024/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ tiền thưởng định kỳ hằng năm và chế độ tiền thưởng đột xuất đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng có hiệu lực từ 25/12/2024.

Tại Điều 3 Thông tư 95/2024/TT-BQP, đã thống nhất mức tiền thưởng định kỳ mới năm 2024, 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP, cụ thể như sau:

(1) Đối với các đối tượng được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

+ Năm 2024, mức thưởng bằng 04 lần mức lương cơ sở;

+ Từ năm 2025 trở đi, mức thưởng bằng 08 lần mức lương cơ sở.

(2) Đối với các đối tượng được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ:

+Năm 2024, mức thưởng bằng 3,5 lần mức lương cơ sở;

+ Từ năm 2025 trở đi, mức thưởng bằng 07 lần mức lương cơ sở.

(3) Đối với các đối tượng được đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ:

+ Năm 2024, mức thưởng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở;

+ Từ năm 2025 trở đi, mức thưởng bằng 03 lần mức lương cơ sở.

Tuy nhiên, đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP trong năm hưởng lương từ ngân sách nhà nước từ 7 tháng trở lên thì: Mức tiền thưởng bằng 01 lần mức tiền thưởng tại (1), (2), (3); còn trong năm hưởng lương từ ngân sách nhà nước dưới 7 tháng: Mức tiền thưởng bằng ½ lần mức tiền thưởng tại (1), (2), (3).

Chính sách của Nhà nước về quốc phòng hiện nay như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Quốc phòng 2018 quy định về chính sách của Nhà nước về quốc phòng hiện nay như sau:

- Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

- Thực hiện độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược.

- Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Huy động nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho quốc phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; có chính sách đặc thù ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng.

- Nhà nước ghi nhận công lao và khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Quân đội Nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lời căn dặn các đơn vị quân đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước được nói ở đâu, vào thời gian nào? Sĩ quan quân đội có vị trí thế nào?
Lao động tiền lương
Tổng cục Xây dựng kinh tế - Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền hạn gì trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng?
Lao động tiền lương
Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì? Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình là bao lâu?
Lao động tiền lương
Đây là nội dung lời thề thứ mấy trong 10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam: “Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng 3 điều nên và 3 điều răn'? Trách nhiệm của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?
Lao động tiền lương
Quan điểm: Phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta? Công chức quốc phòng có được tuyển chọn bổ sung sĩ quan tại ngũ không?
Lao động tiền lương
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu ra sao?
Lao động tiền lương
Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào? Sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam cần đáp ứng tiêu chuẩn chung là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quân đội Nhân dân Việt Nam
109 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân đội Nhân dân Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào