Người giám hộ là những người nào? Ví dụ cụ thể? Không có sự đồng ý của người giám hộ thì có được sử dụng lao động chưa thành niên không?
Người giám hộ là những người nào?
Theo Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Người giám hộ
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Theo đó cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 được làm người giám hộ.
Cá nhân có đủ các điều kiện theo Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 có thể làm người giám hộ:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Pháp nhân có đủ các điều kiện theo Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 có thể làm người giám hộ:
- Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Theo Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau đây:
- Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
- Trường hợp không có người giám hộ trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
- Trường hợp không có người giám hộ quy định phía trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Theo Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ đã được lựa chọn từ trước (khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015) thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
- Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
- Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
- Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Người giám hộ là những người nào? Ví dụ cụ thể? Không có sự đồng ý của người giám hộ thì có được sử dụng lao động chưa thành niên không? (Hình từ Internet)
Một số ví dụ về người giám hộ?
Dưới đây là một số ví dụ về người giám hộ:
Ông bà ngoại: C là một học sinh 13 tuổi sống với ông bà ngoại do bố mẹ mất trong một vụ tai nạn. Trong trường hợp này, ông bà ngoại của C được xem là người giám hộ, có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của C.
Anh chị ruột: Bố mẹ của D mất sớm, và D sống với anh trai cả. Anh trai cả của D sẽ là người giám hộ, chịu trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của D.
Người thân khác: E là một người mất năng lực hành vi dân sự do mắc bệnh tâm thần. Bác ruột của E được Tòa án chỉ định làm người giám hộ, có trách nhiệm quản lý tài sản và bảo vệ quyền lợi của E.
Tổ chức xã hội: F là một trẻ mồ côi không có người thân thích. Một tổ chức xã hội được Ủy ban nhân dân cấp xã cử làm người giám hộ, chịu trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của F.
Không có sự đồng ý của người giám hộ thì có được sử dụng lao động chưa thành niên không?
Theo Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Theo đó khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Trường hợp không được sự đồng ý của người giám hộ thì người sử dụng lao động không được sử dụng lao động chưa thành niên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?