Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu? Tổng Tham mưu trưởng có phải là chức vụ cơ bản của sĩ quan không?

Ngày bao nhiêu là ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam? Tổng Tham mưu trưởng có phải là chức vụ cơ bản của sĩ quan không?

Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?

Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được xem là cơ quan tham mưu quân sự chính quy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập là ngày 7 tháng 9 năm 1945, theo nội dung chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vai trò chính của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là:

- Tổ chức và huấn luyện quân đội: Bộ Tổng Tham mưu có nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện quân đội để đảm bảo lực lượng vũ trang luôn sẵn sàng chiến đấu

- Nắm bắt tình hình địch và ta: Cơ quan này có trách nhiệm thu thập và phân tích thông tin tình báo về đối phương cũng như tình hình nội bộ

- Lập kế hoạch chiến lược: Bộ Tổng Tham mưu lập kế hoạch và chỉ đạo các chiến dịch quân sự, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị

- Chỉ huy thông suốt: Đảm bảo mệnh lệnh được truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác và bí mật.

Như vậy, Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là 7 tháng 9 năm 1945.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

>> Trọn bộ đáp án tuần 1, tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đầy đủ và chi tiết?

Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu? Tổng Tham mưu trưởng có phải là chức vụ cơ bản của sĩ quan không?

Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu? Tổng Tham mưu trưởng có phải là chức vụ cơ bản của sĩ quan không?

Tổng Tham mưu trưởng có phải là chức vụ cơ bản của sĩ quan không?

Căn cứ tại Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định:

Chức vụ của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
l) Trung đội trưởng.
2. Chức vụ, chức danh tư­ơng đư­ơng với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Theo đó, Tổng Tham mưu trưởng là một trong những chức vụ cơ bản của sĩ quan.

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với Tổng Tham mưu trưởng là gì?

Căn cứ tại Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định:

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân:
Thứ tr­ưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu;
Phó Tổng Tham m­ưu trư­ởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;
Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;
Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;
Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một;
Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;
Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;
...

Theo đó, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là Đại tướng.

Quân đội Nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu ra sao?
Lao động tiền lương
Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào? Sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam cần đáp ứng tiêu chuẩn chung là gì?
Lao động tiền lương
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng gì hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?
Lao động tiền lương
Theo quy định của Luật Quốc phòng, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động gì?
Lao động tiền lương
10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?
Lao động tiền lương
Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân đúng không?
Lao động tiền lương
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng gì?
Lao động tiền lương
Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quân đội Nhân dân Việt Nam
93 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân đội Nhân dân Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào