Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì? Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình là bao lâu?
Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì?
Sau thất bại thảm hại ở Tây Bắc, hậu phương của địch bị thu hẹp, Quân viễn chinh Pháp vội vàng co về củng cố phòng thủ Thượng Lào hòng tạo cơ sở cho việc giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương. Thực hiện kế hoạch này, chúng phân Thượng Lào thành hai khu (miền núi và đồng bằng), trong mỗi khu có hai phân khu; đồng thời, ráo riết củng cố tổ chức, bổ sung quân số, vũ khí. Riêng ở Thị xã Sầm Nưa, chúng bổ sung khoảng 2.500 quân, một đại đội pháo và ở Xiêng Khoảng một tiểu đoàn ngụy Lào; tập trung xây dựng Sầm Nưa thành tập đoàn cứ điểm mạnh (tương đương với Nà Sản ở Tây Bắc Việt Nam) làm khu vực phòng thủ chủ yếu. Ngoài ra, chúng còn sử dụng lực lượng cơ động (quân Pháp) ở chiến trường Bắc Bộ Việt Nam để sẵn sàng ứng cứu, giải tỏa bằng đường không khi bị ta tiến công. Mặc dù Thượng Lào được đầu tư xây dựng kiên cố, vững chắc và có kế hoạch bảo vệ chu tất, song vẫn bộc lộ những sơ hở: dễ bị chia cắt, bao vây, cô lập; khó khăn trong tiếp tế ứng cứu, giải tỏa; trình độ tác chiến và tinh thần chiến đấu của quân ngụy Lào hạn chế, dễ hoang mang, dao động...
Trên cơ sở phân tích đánh giá kỹ tình hình, mùa Xuân năm 1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng trao đổi và thống nhất quyết định mở Chiến dịch Thượng Lào. Mục đích của Chiến dịch nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; động viên, cổ vũ nhân dân Lào đứng dậy đoàn kết cùng nhân dân Việt Nam chống kẻ thù chung; giúp mở rộng vùng giải phóng và tiếp tục củng cố căn cứ địa cách mạng Lào. Thực hiện quyết tâm của lãnh đạo hai nước, cuối tháng 02-1953, ta và Bạn gấp rút chuẩn bị mở Chiến dịch
Như vậy, có thể thấy mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953:
- Giải phóng một bộ phận đất đai,
- Tiêu diệt sinh lực địch,
- Xây dựng và mở rộng các căn cứ du kích, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Xem thêm chi tiết:
>> Tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm kết thúc khi nào?
Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì? Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
a) Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
b) Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:
a) Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
b) Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
c) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
3. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.
4. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
Danh mục chức danh chiến đấu viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
- Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
- Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định. Cụ thể:
+ Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
+ Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
+ Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ trong trường hợp nào?
Theo Điều 20 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Trường hợp thôi phục vụ tại ngũ
Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này;
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
3. Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
4. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này mà quân đội không thể bố trí sử dụng;
5. Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
6. Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này;
7. Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.
Theo đó Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ trong trường hợp:
- Quân nhân chuyên nghiệp đã hết thời hạn phục vụ tối thiểu theo quy định;
- Quân nhân chuyên nghiệp hết độ tuổi phục vụ tại ngũ, có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
- Quân nhân chuyên nghiệp hết hạn tuổi cao nhất;
- Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành tuy nhiên quân đội không thể bố trí sử dụng;
- Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
- Quân nhân chuyên nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định;
- Quân nhân chuyên nghiệp không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?