Mẫu định biên nhân sự Excel kèm cách tính định biên nhân sự 2025 thế nào?
Mẫu định biên nhân sự Excel kèm cách tính định biên nhân sự 2025 thế nào?
Tùy thuộc vào từng loại doanh nghiệp, ngành nghề và quy mô tổ chức mà có thể có những cách tính định biên nhân sự khác nhau. Tuy nhiên quy tác chung cách tính định biên nhân sự có thể tham khảo theo 05 bước sau:
Bước 1: Xác định khối lượng công việc
- Xác định chính xác toàn bộ những đầu việc cần thực hiện trong tổ chức theo từng phòng ban hoặc chức năng.
- Tiến hành phân loại công việc theo tính chất (ví dụ như tính chất: thường xuyên, định kỳ, đột xuất).
Bước 2: Lập tiêu chuẩn năng suất lao động
- Tính toán lượng thời gian tiêu chuẩn để hoàn thành từng loại công việc.
- Thống kê năng suất trung bình của một nhân viên trong ngày (sáng, chiều, tối).
Bước 3: Tính toán số lượng nhân sự cần thiết
Công thức: Định biên nhân sự = Khối lượng công việc / Năng suất trung bình của một nhân viên
Bước 4: Kiểm tra thêm các yếu tố bổ sung
- Dự phòng thay thế cho các trường hợp ốm đau, nghỉ phép.
- Dự phòng tăng trưởng của công ty hoặc biến động sản lượng sản xuất.
- Chính sách, chiến lược dài hạn về mở rộng hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh.
Bước 5: Hoàn thiện cơ cấu định biên
- Phân bổ nhân sự một cách phù hợp cho từng bộ phận.
- Đảm bảo phải phù hợp với ngân sách và chiến lược phát triển của công ty.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không có quy định cụ thể về mẫu định biên nhân sự Excel cho công ty. Việc soạn thảo sẽ do công ty chủ động thực hiện, tuy nhiên phải đảm bảo nội dung và hình thức.
Có thể tham khảo mẫu định biên nhân sự Excel chuẩn cho công ty sau đây:
Mẫu định biên nhân sự Excel chuẩn 2025: TẢI VỀ.
Mẫu định biên nhân sự Excel kèm cách tính định biên nhân sự 2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp thông qua tổ chức khác để tuyển dụng lao động có được không?
Theo Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Theo đó doanh nghiệp có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân người sử dụng lao động khi có hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động.
Đối với sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt khi có hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động là 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu.


- Công văn 1767 quyết định chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với CCVC và người lao động trong trường hợp nào?
- Toàn bộ Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 là gì?
- Bộ Tài chính chính thức quyết định không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 đối với CCVC và người lao động nếu xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ có đúng không?
- Quyết định 806: Tinh giản biên chế CBCCVC theo yêu cầu tại Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội được tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, cụ thể ra sao?
- Chính thức bỏ lương cơ sở, chuyển xếp lương cũ sang lương mới chiếm 70% tổng quỹ lương đảm bảo cao hơn lương hiện hưởng hay vẫn giữ nguyên mức lương cũ?