Đặc điểm kinh tế của nhóm nước phát triển là gì? Kinh tế ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu thì cơ quan nào có quyền xem xét điều chỉnh?
Đặc điểm kinh tế của nhóm nước phát triển là gì?
Các nhóm nước phát triển có một số đặc điểm kinh tế như sau:
- Mức độ phát triển của một xã hội gồm cơ sở hạ tầng hiện đại cả về mặt vật chất và thể chế cùng với sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các nước phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và sự bền vững trong những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin,... so với những nước đang phát triển thì hệ thống kinh tế dựa trên tăng trưởng còn ở mức trung bình của các lĩnh vực dịch vụ, nghiên cứu phát triển cũng như giáo dục hay thông tin,...
- Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa chạm tới tiêu chuẩn của trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp, có một số quốc gia nghèo không hề có sự cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm vẫn được coi là quốc gia đang phát triển. Thuật ngữ "nước đang phát triển" nhiều khi được thay thế bởi một số tên gọi khác, ví dụ như: nước kém phát triển, nước chậm phát triển, nước nông nghiệp, nước kém phát triển nhất,...
Nhóm nước có nền kinh tế chậm phát triển nhất thế giới là các quốc gia kém phát triển nhất cùng các nước có bình quân thu nhập ở mức thấp, do nhiều nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, xung đột, tội phạm, nội chiến, chế độ độc tài, lệnh rừng phạt; kéo dài, tự tách biệt, cô lập với phần còn lại của thế giới, đóng cửa nền kinh tế, nền kinh tế suy sụp, thiếu thông tin nghiêm trọng,...
Các quốc gia đang phát triển nhưng có sự phát triển kinh tế không ổn định do các yếu tố quản lý hoặc chính trị phụ thuộc lớn bị động vào tài nguyên, nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp ở mức thấp. Phần lớn là các quốc gia thuộc châu Phi, một số ít quốc gia Trung Mỹ, một phần thế giới Ả Rập ngoại trừ các nước vùng vịnh,…
- Các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội so với các nước đang phát triển nhưng trình độ chưa đạt tới so với các nước phát triển được đưa vào nhóm nước mới công nghiệp hóa- đây là nhóm quốc gia đã cơ bản hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, xếp sau các nước phát triển nhưng đứng trên các nước nông nghiệp đang phát triển vì chỉ số kinh tế- xã hội duy trì ở mức trung bình đến cao bao gồm các quốc gia thuộc G20, khu vực Đông Nam Á, khu vực Nam Mỹ, các quốc gia vùng vịnh như Oman, Bahrain, Khu vực Đông Nam Á,…
- Các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế phát triển ổn định và thuận lợi trong một thời gian dài nhưng chỉ tập trung vào sự phát triển mạnh của lĩnh vực nông nghiệp còn tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế có sự gia tăng nhưng chưa cao, GDP đầu người ở mức trung bình thấp như: Phần lớn nam Á, phần lớn Bắc Phi, một số quốc gia Nam Mỹ, Việt Nam, một số ít những quốc gia châu Âu từng tham gia Hiệp ước Warsawa.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Đặc điểm kinh tế của nhóm nước phát triển là gì? Kinh tế ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu thì cơ quan nào có quyền xem xét điều chỉnh? (Hình từ Internet)
Kinh tế ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu thì cơ quan nào có quyền xem xét điều chỉnh?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Như vậy, khi nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động và tác động đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu thì Chính phủ sẽ quy định chi tiết, quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 92 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.
3. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó, Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.
Đồng thời, căn cứ Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, bao gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập). Trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) 03 Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, gồm: 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
c) Các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia còn lại, gồm: 04 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 04 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 03 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 01 thành viên đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 02 thành viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động); 02 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không bao gồm chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia không quá 05 năm.
3. Hội đồng tiền lương quốc gia có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực để giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng xây dựng các báo cáo kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng và thực hiện công tác hành chính của Hội đồng. Thành viên Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực là người của các cơ quan tham gia thành viên Hội đồng, các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, cụ thể:
- 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương;
- 02 thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?