Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là gì? Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp?

Hiện nay biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị Việt Nam là gì? Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp?

Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là gì?

Trong kinh tế vĩ mô, thất nghiệp là tình trạng người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có nhu cầu tìm việc làm nhưng không thể tìm được việc làm. Đây là một chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, bởi tỷ lệ thất nghiệp cao thường cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn trong việc tạo ra đủ việc làm cho người lao động.

Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở đô thị vì ở đô thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ và công nghiệp. Đây cũng là hai lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm nhất cho lao động ở đô thị

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là gì?

Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là gì? Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp? (Hình từ Internet)

Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như sau:

Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phương thức chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
a) Vào quý IV hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp được cấp có thẩm quyền giao trong năm để xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước theo mức quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Bộ Tài chính để chuyển một lần vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định, xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước. Trường hợp số kinh phí Bộ Tài chính đã cấp theo quy định tại Điểm a Khoản này lớn hơn số phải hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm nộp trả ngân sách nhà nước phần chênh lệch; trường hợp số đã cấp nhỏ hơn số phải hỗ trợ, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp hỗ trợ bổ sung vào năm sau.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều này do ngân sách trung ương bảo đảm từ nguồn chi đảm bảo xã hội đã được Quốc hội quyết định.

Theo đó, nguồn hỗ trợ của Nhà nước vào Qũy bảo hiểm thất nghiệp là từ ngân sách nhà nước và mức hỗ trợ vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp
1. Nội dung và mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như sau:
a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;
c) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ thu bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phương thức chuyển kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ dự toán chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển đủ và kịp thời chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an. Phương thức chuyển kinh phí thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Riêng đối với chi ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Theo đó, chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như sau:

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;

- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ thu bảo hiểm thất nghiệp.

Thuật ngữ kinh tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Sản phẩm quốc gia ròng NNP là gì? Công ty trả lương bằng sản phẩm có đúng luật?
Lao động tiền lương
Kinh tế nâu là gì? Mức lương tối thiểu có được điều chỉnh dựa trên kinh tế không?
Lao động tiền lương
Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là gì? Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp?
Lao động tiền lương
Bẫy thu nhập trung bình là gì? Bẫy thu nhập trung bình Việt Nam như thế nào?
Lao động tiền lương
Tăng trưởng xanh là gì, ví dụ về tăng trưởng xanh? Thực trạng tăng trưởng xanh ở Việt Nam ảnh hưởng đến người lao động thế nào?
Lao động tiền lương
Đặc điểm kinh tế của nhóm nước phát triển là gì? Kinh tế ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu thì cơ quan nào có quyền xem xét điều chỉnh?
Lao động tiền lương
Toàn cầu hóa kinh tế là gì? Ví dụ về toàn cầu hóa kinh tế và ảnh hưởng của nó đến người lao động thế nào?
Lao động tiền lương
Giá trị xã hội của hàng hóa là gì? Công thức tính giá trị xã hội của hàng hóa? Khi có mặt người khai hải quan thì công chức hải quan được lấy mẫu hàng hóa đúng không?
Lao động tiền lương
Hàng hóa thiết yếu là gì trong kinh tế vi mô? Ví dụ về các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống của người lao động?
Lao động tiền lương
Thất nghiệp là gì theo kinh tế vĩ mô? Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ kinh tế
156 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ kinh tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ kinh tế

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp văn bản hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào