1 Bitcoin bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Người lao động có được nhận lương bằng Bitcoin hay không?
1 bitcoin bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số (tiền mã hóa) được tạo ra vào năm 2008 bởi một người hoặc nhóm người ẩn danh sử dụng tên Satoshi Nakamoto. Đây là loại tiền mã hóa đầu tiên và nổi tiếng nhất, hoạt động trên một công nghệ gọi là blockchain (chuỗi khối)
Vào ngày 12/11/2024, 1 Bitcoin (BTC) có giá trị khoảng 2.267.465.610 VND.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
1 Bitcoin bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Người lao động có được nhận lương bằng Bitcoin hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nhận lương bằng Bitcoin hay không?
Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Căn cứ theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trả lương như sau:
Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Theo đó, trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có thể được thanh toán lương bằng ngoại tệ nếu đã thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng lao động.
Còn người lao động là người Việt Nam thì nhận lương bằng tiền Đồng Việt Nam.
Đồng thời, Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ để trả lời kiến nghị về việc thiết kế trung tâm máy tính Bitcoin, Litecoin và các loại tiền ảo như sau:
Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.
Theo đó, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
Do đó việc dùng Bitcoin làm phương tiện thanh toán cũng như trả lương cho người lao động là bất hợp pháp.
Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương thay hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Như vậy, nếu người lao động không thể nhận lương trực tiếp từ người sử dụng lao động thì người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận lương thay mình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?