Kính thưa luật sư, Tôi làm việc cho 1 đơn vị sự nghiệp nhà nước theo dạng hợp đồng 01 năm (đã công tác được 02 năm) - chức danh phó trưởng phòng, hợp đồng lao động (HĐLĐ) của tôi hết hạn vào ngày 28/2/2013. Đến 16h ngày 28/2/2013, tôi được mời vào để thông báo miệng rằng đơn vị sẽ không ký tiếp HĐLĐ với lý do tôi đang cộng tác ngoài giờ cho 01 công ty tư nhân (Xin nói rõ tôi chưa phải là viên chức hay công chức), cùng với 01 biên bản họp phòng đã được chỉnh sửa (thêm nội dung là lý do nêu trên). Tôi không thể có ý kiến gì. Tuy nhiên, mãi cho đến hôm nay 20/3/2013 (20 ngày), tôi vẫn chưa nhận được Quyết định thôi việc & Sổ Bảo hiểm Xã hội, liên hệ phòng Tổ chức Hành chính thì được thông báo là tôi phải có biên bản bàn giao công việc và ký lại một số giấy tờ, chứng từ sổ sách cũ thì đơn vị mới trao quyết định & sổ BHXH cho tôi. Xin hỏi : 1. Việc yêu cầu tôi ký lại các giấy tờ cũ (đã chỉnh sửa nội dung) trong thời gian tôi đã nghỉ việc liệu có vi phạm luật? Tôi có thể trả lời như thế nào để không đồng ý ký lại các giấy tờ này? 2. Việc yêu cầu tôi phải có biên bản bàn giao có được quy định trong luật? Vì tôi được thông báo không ký tiếp HĐLĐ vào thời gian hết giờ làm việc của ngày làm việc cuối cùng và cũng không nhận thông tin v/v bàn giao. 2. Việc chưa trao Quyết định nghỉ việc và Sổ BHXH cho tôi sau 20 ngày (và có thể hơn) là vi phạm luật lao động? Tôi có quyền yêu cầu đơn vị giải quyết trong thời gian bao lâu? Và có thể nhờ sự giúp đỡ ở đâu? Nhờ luật sư tư vấn giúp, xin chân thành cám ơn!
XIn chào các Luật sư. Xin các Luật sư cho em hỏi vấn đề như sau: Em có một người bạn khi giao kết HĐLĐ có nội dung như sau: Nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải bồi thường cho NSDLĐ 50% tổng số lương của số tháng còn lại của Hợp đồng. Và một điều nữa là NLĐ phải nộp bằng Đại học gốc. Mà Hợp đồng này chỉ là hợp đồng để thực hiện giữa NLĐ và
Chào Luật Sư, Hiện tại em đang làm trợ lý BGD, chiu trách nhiệm quản lý chung của 1 cty tại Đức Hòa III- Long An. Hiện tại chưa có tổ chức công đoàn cơ sở nhưng có đóng phí cho công đoàn cấp trên trực thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế mỗi tháng. Có 1 nhân viên D thuôc phòng Dịch vụ Khách hàng ( phòng này chỉ có 1 nhân viên này từ hai năm nay), ký HDLD không thời hạn, làm việc không có trách nhiệm, thường sai sót trong việc soan thảo HĐ, gửi mail cho khách hàng sai nội dung... E đã nhắc nhở bằng miêng nhiều làn. Đã lập biên bản cảnh cáo lần 1 (6/3/14), Trong BB lần 1 có viết nếu còn sai phạm sẽ chuyển công tác. Sau đó nhân viên vẫn tiếp tục sai pham nên đã có BB lan 2 (11/9/14) đề cập đến các sai phạm & thông báo Cty sẽ ra quyêt dịnh điêu chuyển sang công tác thu ký Nhân sư. Trong hai biên bản, nhân viên này đều không ký tên. Ngày 12/9 TGĐ ra quyết định điều chuyển công tác sang làm ở bộ phận Nhân sư- Chức vụ Thư ký kể từ ngày 19/9/14 & yêu cầu bàn giao hồ sơ cho nhân viên H từ ngày này . Mức lương không đổi. Nhưng nhân viên D không chiu qua vị trí công tác mới & có gửi mail đề nghi cty tăng lương thêm 2 triêu thì mới đồng ý. Nhân viên H vừa làm thư ký & mội phần công việc của dịch vụ Khách hàng. Đến ngày 11/11/14 nhân viên D hoàn tất việc bàn giao hồ sơ & vẫn không chiu làm việc tại phòng Nhân Sự kể từ sau ngày 19/9. Nhân viên H xin nghỉ việc với lý do theo chồng về quê từ ngày 12/11/14 . Cty đồng ý chấp thuận. & đã tuyển một người mới vào làm công việc tổng họp của thư ký nhân sự, dịch vụ khách hàng & IT từ ngay 11/11/14. Cho em hỏi: 1. Cty chấm dứt HDLD đối với nhân viên D được không? Nếu được thì làm thủ tục như thế nào? 2. Nếu cty không đơn phương chấm dứt duoc HDLĐ thì phải có quyền xử lý nhân viên D ra sao? Mong sớm nhận được hồi âm. Xin cám ơn Luật Sư.
Luật sư cho em hỏi về thâng bảng lương và phụ cấp lương ạ. Luật Lao động quy định tiền lương là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ, đồng thời quy định thang bảng lương do NSD xây dựng làm căn cứ để trả lương cho NLĐ. Công ty em hiện chưa xây dựng thang bảng lương và việc trả lương của từng người không giống nhau. Cụ thể, mức lương của từng người
Theo điểm a, khoản 1, Điều 4, Nghị định 44/2013/NĐ-CP thì: a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật Nhưng tôi chưa rõ lắm về khoản tiền mà "người sử dụng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động...:" Vậy khoản tiền này sẽ chi trả cho ai, người sử dụng lao động đầu tiên, hay người lao động hay cơ quan bảo hiểm? và có văn bản nào hướng dẫn cụ thể vấn đề này không? Ví dụ: ông A ký hợp đồng lao động với 2 công ty. Công ty 1 đóng bảo hiểm. Mức lương của ông A ở công ty 1 là 4 triệu đồng. Mức lương của ông A ở công ty 2 là 3 triệu đồng. Như vậy đến kỳ lương, công ty thứ 2 thực hiện việc chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như thế nào? Cơ quan BHXH xác nhận thông tin về việc đóng BH của Công ty 2 như thế nào?
Nhà tuyển dụng lao động đăng tuyển mức lương trên các trang mạng tuyển dụng lương rất cao nhưng khi được tuyển dụng thì hạ mức lương xuống. Cho hoi làm như vậy NSDLĐ có quy phạm pháp luật hay không? Hoặc sau khi hết thời gian thử việc thì NLĐ thỏa thuận đề xuất lại mức lương như trong thư tuyển dụng ở các trang mạng của NSDLĐ?
Công ty em có trường hợp người lao động thỏa thuận với NSDLĐ hưởng lương cứng khi làm việc từ 8-10 tiếng tại công ty, xin hỏi luật sư phải soạn thảo hợp đồng lao động như thế nào cho đúng luật lao động Việt Nam?