Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
10. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử bao gồm đăng ký tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm xã hội; giải quyết, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
[...]
Như vậy, giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử bao gồm:
- Đăng ký tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm xã hội;
- Giải quyết, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 166/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 4. Nguyên tắc giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan.
2. Việc thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải bảo đảm rõ ràng, bình đẳng, trung thực, an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật và toàn vẹn thông tin.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch bằng phương thức truyền thống trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Theo đó, giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc sau:
[1] Tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan.
[2] Việc thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải bảo đảm rõ ràng, bình đẳng, trung thực, an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật và toàn vẹn thông tin.
[3] Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch bằng phương thức truyền thống trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có giá trị pháp lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 26. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thì thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Hồ sơ, chứng từ sử dụng trong giao dịch điện tử thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị pháp lý tương đương với giao dịch bằng bản giấy.
3. Chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2027, cơ quan bảo hiểm xã hội phải bảo đảm điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và việc điều chỉnh, cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội từ giao dịch bằng bản giấy theo quy định của Luật này sang giao dịch điện tử để bảo đảm thuận tiện cho người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định nêu trên, thì giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có giá trị pháp lý tương đương với giao dịch bằng bản giấy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Từ 1/7/2025, thừa phát lại có thời gian đào tạo nghề công chứng bao nhiêu tháng?
- Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?