Theo quan điểm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 thì cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của ai?

Theo quan điểm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 thì cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của ai?

Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, tập trung vào mấy nội dung?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 quy định nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của cải cách hành chính như sau:

Điều 1. Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình), với các nội dung cụ thể như sau:
[...]
III. NỘI DUNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Cải cách thể chế
[...]
2. Cải cách thủ tục hành chính
[...]
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
[...]
4. Cải cách chế độ công vụ
[...]
5. Cải cách tài chính công
[...]
6. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số
[...]

Như vậy, Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, tập trung vào 6 nội dung.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, tập trung vào mấy nội dung?

Theo quan điểm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 thì cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của ai? (Hình từ Internet)

Theo quan điểm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 thì cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của ai?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 quy định về quan điểm như sau:

Điều 1. Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình), với các nội dung cụ thể như sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Quán triệt chủ trương của Đảng về cải cách hành chính là một trong những đột phá phát triển đất nước; gắn cải cách hành chính đồng bộ với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
[...]

Như vậy, theo quan điểm của “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030” thì cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán qua hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 quy định mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đến năm 2025 như sau:

Điều 1. Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình), với các nội dung cụ thể như sau:
[...]
III. NỘI DUNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
[...]
2. Cải cách thủ tục hành chính
a) Mục tiêu
[...]
- Đến năm 2025:
+ Cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2020.
+ Hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
+ Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.
+ Tối thiểu 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.
+ Năm 2021, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 40%, 30%, 20%, 15%; giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
[...]

Như vậy, Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ, nêu mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán qua hình thức thanh toán trực tuyến.

Cải cách hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cải cách hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
SIPAS là tên viết tắt của chỉ số nào? Công thức tính chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính SIPAS?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 76/NQ-CP Chính phủ số đến năm 2025, bao nhiêu % hệ thống báo cáo của các bộ, ngành, địa phương được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 các nội dung cải cách hành chính phải được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, đã đề ra chỉ tiêu tối thiểu về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đến năm 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 thì gắn cải cách hành chính đồng bộ với nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của ai? Trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 10 năm tới?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số TP Thái Nguyên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số TP Thái Nguyên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021, cải cách hành chính lấy đối tượng nào làm trung tâm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cải cách hành chính
Lê Nguyễn Minh Thy
791 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cải cách hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào