Bảng lương của Điều tra viên sơ cấp khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Bảng lương của Điều tra viên sơ cấp khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định thì cán bộ, công chức, viên chức được tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định cách tính lương công chức khi lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 như sau:
Mức lương thực hiện | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số lương hiện hưởng) |
Căn cứ theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành tòa án, ngành kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 quy định như sau:
Ghi chú:
1. Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát như sau:
- Loại A3 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp: Kiểm sát viên Viện KSNDTC, Kiếm tra viên cao cấp, điều tra viên cao cấp
- Loại A2 gồm: Thầm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính: Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, kiểm tra viên chính, điều tra viên trung cấp.
- Loại A1 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án: Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, kiểm tra viên, điều tra viên sơ cấp.
Như vậy, bảng lương của Điều tra viên sơ cấp khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu như sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
Bậc 1 | 2,34 | 5.475.600 |
Bậc 2 | 2,67 | 6.247.800 |
Bậc 3 | 3 | 7.020.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 7.792.200 |
Bậc 5 | 3,66 | 8.564.400 |
Bậc 6 | 3,99 | 9.336.600 |
Bậc 7 | 4,32 | 10.108.800 |
Bậc 8 | 4,65 | 10.881.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 11.653.200 |
Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm phụ cấp, trợ cấp theo quy định.
Bảng lương của Điều tra viên sơ cấp khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Điều tra viên sơ cấp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì để được bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 47 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp như sau:
Điều 47. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
2. Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng;
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
Như vậy, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
- Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên là gì?
Căn cứ theo Điều 53 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên như sau:
- Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
- Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
- Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
+ Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;
+ Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
+ Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
+ Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
- Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
05 việc Điều tra viên không được làm là gì?
Căn cứ theo Điều 54 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định những việc Điều tra viên không được làm như sau:
(1) Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
(2) Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
(3) Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
(4) Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
(5) Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?