Hiệu quả dập cháy thử áp dụng cho chất tạo bọt chữa cháy được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-3 : 2003?
- Hiệu quả dập cháy thử áp dụng cho chất tạo bọt chữa cháy được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-3 : 2003?
- Phân loại và cách sử dụng chất tạo bọt bền trong rượu được quy định như thế nào?
- Bổ sung các thông tin trong 14.1 của TCVN 7278-1 : 2003 phải cung cấp các thông tin nào trong cùng một khổ giấy?
Hiệu quả dập cháy thử áp dụng cho chất tạo bọt chữa cháy được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-3 : 2003?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-3 : 2003 áp dụng cho chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp phù hợp với TCVN 7278-1 : 2003 (ISO 7203-1 : 1995). Các yêu cầu bổ sung để đánh giá sự thích hợp của chúng đối với việc sử dụng trên nhiên liệu hòa tan được với nước được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-3 : 2003 (ISO 7203-3 : 1999).
Trong tiêu chuẩn TCVN 7278-3 : 2003, hiệu quả cháy được thử nghiệm bằng cách sử dụng axeton như là nhiên liệu để làm cơ sở cho việc phân loại hiệu quả. Tuy nhiên, có rất nhiều chất lỏng chảy hòa tan được với nước có tính chất khác nhau nhiều hơn hoặc ít hơn so với axeton.
Điều này được chỉ ra bằng cách sử dụng các phép thử các nhiên liệu khác mà hiệu quả của các chất tạo bọt chữa cháy khác nhau thì khác nhau đáng kể.
Cụ thể căn cứ theo Điều 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-3 : 2003 (ISO 7203-3 : 1999) về hiệu quả dập cháy thử (chất lỏng cháy hòa tan vào nước) được quy định như sau:
(1) Bọt được tạo thành trước từ chất tạo bọt và nếu chất tạo bọt được ghi nhãn là nhạy cảm với nhiệt độ, sau khi ổn nhiệt phù hợp với A.2 của TCVN 7278-1 : 2003 (ISO 7203-1 : 1995), với nước ngọt và nếu thích hợp với nước biển tổng hợp theo 6.1.4 của TCVN 7278-1 : 2003 (ISO 7203-1 : 1995), phải có cấp hiệu quả dập cháy và mức chống cháy lại như quy định trong bảng 1 khi thử theo phụ lục A.
(2) Trong tiêu chuẩn TCVN 7278-3 : 2003, hiệu quả dập cháy được thử bằng cách:
- Sử dụng axeton như là nhiên liệu, tạo cơ sở cho việc phân loại hiệu quả.
- Tuy nhiên có rất nhiều chất lỏng cháy hòa tan được với nước có tính chất khác nhau nhiều hơn hoặc ít hơn so với axeton.
- Điều này được chỉ ra bằng cách sử dụng các phép thử các nhiên liệu khác mà hiệu quả của các chất tạo bọt chứa cháy khác nhau thì khác nhau đáng kể.
Ví dụ: nhiên liệu như vậy là rượu isopropyl (IPA) và methyl ethyl xeton (MEX).
Lưu ý: Người sử dụng cần phải kiểm tra bất kỳ sự giảm hiệu suất không mong đợi hoặc không được chấp nhận nào khi sử dụng bọt chữa cháy trong chất lỏng cháy hòa tan được với nước khác với axeton.
- Điều kiện và qui trình cháy thử được mô tả trong phụ lục A có thể sử dụng để đạt được kết quả so sánh với axeton và các yêu cầu liên quan.
- Các nhiên liệu khác cũng yêu cầu tỉ lệ sử dụng khác, cao hơn hoặc thấp hơn, để đạt được số liệu thử tương ứng có thể sử dụng các khay khác để hiệu chỉnh lượng nhiên liệu để đạt được cùng độ sâu của nhiên liệu quy định trong phụ lục A.
- Người sử dụng cũng cần phải lưu ý rằng độ sâu nhiên liệu khác nhau và phương pháp dùng để so sánh với các loại khác được quy định trong phụ lục A có thể gây ra sự giảm hiệu suất đáng kể.
- Các vấn đề này cần phải được người sử dụng cân nhắc cẩn thận khi đánh giá sự thích hợp đối với việc sử dụng đặc biệt.
Bảng 1 - Thời gian dập tắt lớn nhất và thời gian cháy lại nhỏ nhất
Chú thích: Cấp hiệu quả dập cháy và mức chống cháy lại điển hình đối với các loại chất tạo bọt khác nhau cho trong phụ lục B.
Đối với cấp hiệu quả dập cháy, cấp ARI là cấp cao hơn, cấp ARII là cấp thấp hơn. Đối với mức chống cháy lại, mức A là mức cao nhất và mức C là mức thấp nhất.
Hiệu quả dập cháy thử áp dụng cho chất tạo bọt chữa cháy được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-3 : 2003? (Hình từ Internet)
Phân loại và cách sử dụng chất tạo bọt bền trong rượu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-3 : 2003 (ISO 7203-3 : 1999) về phân loại và cách sử dụng chất tạo bọt bền trong rượu quy định như sau:
(1) Chất tạo bọt được phân loại
- Theo hiệu quả dập cháy thành cấp ARI hoặc ARII;
- Theo khả năng chống cháy lại thành mức A, B hoặc C;
- Theo hiệu quả dập cháy thử của chúng.
Chú thích: Hiệu quả dập cháy và khả năng chống cháy lại điển hình đã biết cho trong phụ lục B.
(2) Sử dụng với nước biển
Nếu chất tạo bọt được ghi nhãn là thích hợp cho việc sử dụng với nước biển, phải phân biệt nồng độ khuyến nghị cho việc sử dụng với nước ngọt và với nước biển.
Bổ sung các thông tin trong 14.1 của TCVN 7278-1 : 2003 phải cung cấp các thông tin nào trong cùng một khổ giấy?
Căn cứ theo Điều 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-3 : 2003 (ISO 7203-3 : 1999) về ghi nhãn, bao gói và bản đặc tính kỹ thuật như sau:
- Bổ sung cho ký hiệu của 14.1 a) TCVN 7278-1 : 2003 (ISO 7203-1 : 1995) đoạn "thích hợp cho việc sử dụng trên chất lỏng cháy hòa tan hoàn toàn vào nước";
- Bổ sung cho cấp và mức của 14.1 TCVN 7278-1 : 2003 (ISO 7203-1 : 1995) đoạn "trên chất lỏng cháy không hòa tan được với nước";
- Cấp (ARI hoặc ARII) và mức (A, B hoặc C) của chất tạo bọt và đoạn "trên chất lỏng cháy hòa tan được với nước"; (AXETON);
- Nếu thích hợp, thời gian chuyển tiếp nhỏ nhất và/ hoặc lớn nhất (giữa việc định tỷ lệ và tạo bọt) do người sản xuất khuyến nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?