Lập khống hồ sơ bệnh án bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền?
Lập khống hồ sơ bệnh án bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 85 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 85. Vi phạm quy định về lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
e) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
h) Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, mức phạt tiền nhiều nhất áp dụng đối với hành vi lập khống hồ sơ bệnh án cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân: 30.000.000 đồng nếu mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
- Đối với tổ chức: 60.000.000 đồng nếu mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
Lập khống hồ sơ bệnh án bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Việc khám chữa bệnh phải tuân theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, việc khám chữa bệnh phải tuân theo các nguyên tắc dưới đây:
- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp sau:
+ Người bệnh trong tình trạng cấp cứu.
+ Trẻ em dưới 06 tuổi.
+ Phụ nữ có thai.
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng.
+ Người từ đủ 75 tuổi trở lên.
+ Người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ngân sách nhà nước về khám chữa bệnh ưu tiên bố trí cho các hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, ngân sách nhà nước về khám chữa bệnh ưu tiên bố trí cho các hoạt động sau đây:
- Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện.
- Tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng sau:
+ Người có công với cách mạng.
+ Trẻ em.
+ Người cao tuổi.
+ Người khuyết tật.
+ Người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo.
+ Người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?