Từ 01/7/2024, trường hợp nào phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước?
Từ 01/7/2024, trường hợp nào phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước?
Tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 54/2024/NĐ-CP, trường hợp phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước từ 1/7/2024 gồm:
- Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m³ đến 0,2 triệu m³; công trình khai thác nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô khai thác lớn hơn 0,1 m³/giây đến 0,5 m³/giây.
Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m³ đến 0,2 triệu m³ có quy mô khai thác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vượt quá 0,5 m³/giây hoặc có các mục đích khai thác nước khác có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện cấp phép theo quy định;
- Khai thác nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền có quy mô lớn hơn 10.000 m³/ngày đêm đến 100.000 m³/ngày đêm;
- Khai thác nước dưới đất để sử dụng cho mục đích khác mục đích quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 và khoản 1 Điều 8 Nghị định 54/2024/NĐ-CP có quy mô không vượt quá 10 m³/ngày đêm;
- Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng tại moong hoặc bơm bút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước 2023;
- Công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan (trừ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện) khác quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 54/2024/NĐ-CP có tổng chiều dài hạng mục công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch không vượt quá 30 m; đối với cống ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan khác quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 54/2024/NĐ-CP có tổng chiều rộng thông nước không vượt quá 5 m.
Trường hợp công trình có các mục đích khai thác nước khác có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện cấp phép theo quy định;
- Sử dụng mặt nước hồ chứa để sản xuất điện mặt trời theo quy định tại điểm e khoản 5 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023;
- Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với diện tích mặt nước sử dụng có quy mô lớn hơn 100 m²;
- Các khu, điểm du lịch có hoạt động sử dụng mặt nước;
- Đào sông, suối theo quy định tại điểm g khoản 5 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023;
- Đào hồ, ao để tạo không gian thu, trữ nước, tạo cảnh quan có quy mô khác quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 54/2024/NĐ-CP;
- Đào kênh, mương, rạch để tạo không gian thu, trữ nước, dẫn nước, tạo cảnh quan có quy mô khác quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 Nghị định 54/2024/NĐ-CP
Từ 01/7/2024, trường hợp nào phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước? (Hình từ Internet)
Nội dung chính của giấy phép khai thác tài nguyên nước gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước như sau:
Điều 6. Nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước
...
2. Nội dung chính của giấy phép khai thác tài nguyên nước, bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
b) Tên, vị trí công trình khai thác nước;
c) Mục đích khai thác nước;
d) Nguồn nước khai thác;
...
Như vậy, nội dung chính của giấy phép khai thác tài nguyên nước, bao gồm:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
- Tên, vị trí công trình khai thác nước;
- Mục đích khai thác nước;
- Nguồn nước khai thác;
- Quy mô, công suất, lưu lượng khai thác;
- Chế độ, phương thức khai thác nước (số giờ, ngày khai thác trong năm tương ứng với từng cấp quy mô, công suất, lưu lượng khai thác đề nghị cấp phép);
- Thời hạn của giấy phép;
- Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp khai thác tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích điều hòa, phân phối tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan, trong đó thể hiện rõ nội dung quy định trong điều kiện bình thường được phép khai thác tối đa lượng nước theo giấy phép khai thác tài nguyên nước.
Trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, tuân thủ thực hiện cắt giảm lượng nước khai thác theo hạn ngạch khai thác tài nguyên nước, phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
Giấy phép khai thác tài nguyên nước bị mất có được cấp lại không?
Tại Điều 14 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về việc cấp lại giấy phép như sau:
Điều 14. Cấp lại giấy phép
1. Giấy phép được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do đổi tên, nhận chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
Trường hợp cấp lại do chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách thì bên nhận chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép.
2. Thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.
Như vậy, giấy phép khai thác tài nguyên nước bị mất sẽ được cấp lại theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?