Có các phương thức nào để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh từ ngày 01/7/2024?
Có các phương thức nào để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh từ ngày 01/7/2024?
Căn cứ Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây:
a) Thương lượng;
h) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:
a) Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
3. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, khi giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh thì giải quyết theo các phương thức sau: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài và Tòa án.
Tuy nhiên, không được áp dụng thương lượng, hòa giải trong các trường hợp giải quyết tranh chấp liên quan tới các vấn đề sau:
- Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
- Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
- Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
Có các phương thức nào để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 55 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp như sau:
Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội tham gia quá trình giải quyết tranh chấp.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật.
Thủ tục giải quyết tranh chấp theo phương thức thương lượng?
Căn cứ Điều 57 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp theo phương thức thương lượng.
Theo đó, việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức thương lượng thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người tiêu dùng gửi yêu cầu thương lượng và thông tin, tài liệu liên quan (nếu có) đến tổ chức, cá nhân kinh doanh tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trang thông tin điện tử hoặc thông qua phương thức liên lạc khác do tổ chức, cá nhân kinh doanh đã công khai hoặc đang áp dụng.
Bước 2: Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không trả lời yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng hoặc từ chối thương lượng mà không có lý do chính đáng thì người tiêu dùng thực hiện các bước tiếp như sau:
Bước 3: Người tiêu dùng gửi yêu cầu hỗ trợ thương lượng và thông tin, tài liệu liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển yêu cầu của người tiêu dùng đến tổ chức, cá nhân kinh doanh được yêu cầu thương lượng.
Bước 5: Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo bằng văn bản kết quả thương lượng đến cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thương lượng.
Bước 6: Trường hợp từ chối yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?