Lập di chúc bằng văn bản cần bao nhiêu người làm chứng?
Lập di chúc bằng văn bản cần bao nhiêu người làm chứng?
Căn cứ theo Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.
Căn cứ theo Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng như sau:
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.
Như vậy, việc lập di chúc bằng văn bản không bắt buộc phải có người làm chứng .
Theo đó, sẽ xảy ra 02 trường hợp dưới đây:
- Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc thì không cần có người làm chứng.
- Người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc thì phải có ít nhất là hai người làm chứng.
Lập di chúc bằng văn bản cần bao nhiêu người làm chứng? (Hình từ Internet)
Con ngược đãi cha mẹ có được hưởng thừa kế của cha mẹ không?
Căn cứ theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:
Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Theo đó, con có hành vi ngược đãi cha mẹ vẫn có thể được hưởng thừa kế của cha mẹ nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
- Con không bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ cha mẹ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của cha mẹ;
- Cha mẹ đã biết hành vi của con nhưng vẫn có nguyện vọng cho con được hưởng di sản theo di chúc.
Di chúc có hiệu lực trong bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định trên, người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản trong thời hạn 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp di sản thừa kế là động sản thì trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản thừa kế được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?