Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
- Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
- Người đang chấp hành quyết định cấm tiếp xúc bị coi là vi phạm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp nào?
- Quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã đối với người có hành vi bạo lực gia đình bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc:
Tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
...
2. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi có nhu cầu tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình. Thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
...
Theo đó, việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình.
Khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc giữa người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là không quá 04 giờ.
Như vậy, thời gian tiếp xúc giữa người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình được đặt ra là không quá 04 giờ.
Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu? (Hình từ Internet)
Người đang chấp hành quyết định cấm tiếp xúc bị coi là vi phạm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về vi phạm quyết định cấm tiếp xúc như sau:
Vi phạm quyết định cấm tiếp xúc
1. Người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 18 Nghị định này được xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn;
b) Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc.
...
Như vậy, người đang chấp hành quyết định cấm tiếp xúc bị coi là vi phạm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp:
- Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn;
- Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc.
Quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã đối với người có hành vi bạo lực gia đình bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Tại khoản 4 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Có yêu cầu của người đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình không đồng ý với quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 20 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định về việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc như sau:
Hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc
1. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người bị bạo lực gia đình bị chết;
b) Khi người có hành vi bạo lực gia đình bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Khi có căn cứ xác định quyết định cấm tiếp xúc không đúng.
3. Quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình, người được phân công giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc.
Như vậy, quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã đối với người có hành vi bạo lực gia đình bị hủy bỏ trong trường hợp:
- Có yêu cầu của người đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc;
- Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình không đồng ý với quyết định cấm tiếp xúc;
- Khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết trong trường hợp:
+ Khi người bị bạo lực gia đình bị chết;
+ Khi người có hành vi bạo lực gia đình bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
+ Khi có căn cứ xác định quyết định cấm tiếp xúc không đúng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?