Có cần phải có bằng đại học để được làm công chức tư pháp – hộ tịch ở xã không?
Làm công chức tư pháp – hộ tịch ở xã có cần bằng đại học không?
Tại Điều 72 Luật Hộ tịch 2014 quy định về công chức làm công tác hộ tịch như sau:
1. Công chức làm công tác hộ tịch bao gồm công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
3. Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
4. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tiêu chuẩn công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã là có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch. Do đó, bạn đã có bằng trung cấp luật nên bạn cần học thêm lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch là đủ điều kiện làm tư pháp hộ tịch - tư pháp.
Công chức tư pháp – hộ tịch (Hình từ Internet)
Tư pháp – hộ tịch phải làm những công việc gì?
Tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch như sau:
6. Công chức Tư pháp - hộ tịch
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Theo đó, đây là các công việc công chức tư pháp - hộ tịch phải thực hiện.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch là gì?
Tại Điều 73 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch như sau:
1. Trong lĩnh vực hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;
b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;
c) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
đ) Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.
Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;
e) Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
g) Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trên đây là quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?