Thủ tục trình Bộ trưởng, Thứ trưởng giải quyết công việc trong hoạt động Giáo dục
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quyết định 4388/QĐ-BGDĐT năm 2017 về quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
a) Văn bản trình Bộ trưởng, Thứ trưởng theo mẫu thống nhất của Văn phòng do người đứng đầu đơn vị (hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị phụ trách lĩnh vực công tác) ký trình, trong đó ghi rõ chính kiến của đơn vị (có bản giải trình kèm theo, nếu cần thiết); nội dung tờ trình phải thuyết minh tóm tắt nội dung công việc cần giải quyết, kiến nghị hướng giải quyết cụ thể (trường hợp nội dung phức tạp thì có báo cáo giải trình chi tiết kèm theo tờ trình) và phải có ý kiến bằng văn bản của các đơn vị khác có liên quan.
Khi trình lãnh đạo Bộ, người ký trình chịu trách nhiệm rà soát lại toàn bộ thủ tục, hồ sơ, nội dung dự thảo văn bản do công chức, viên chức, người lao động chuẩn bị, bảo đảm thể hiện rõ thời hạn giải quyết, quan điểm, đề xuất của đơn vị trong tờ trình. Đối với hồ sơ phải trình lại (hồ sơ đã trình nhưng lãnh đạo Bộ yêu cầu bổ sung, hoàn thiện thêm), người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo hoàn thành hồ sơ trình lãnh đạo Bộ trong thời gian sớm nhất.
b) Hồ sơ trình đối với các nhiệm vụ, đề án bao gồm:
- Tờ trình lãnh đạo Bộ: Thuyết minh rõ nội dung chính của nhiệm vụ, đề án (sau đây gọi chung là đề án), luận cứ của các kiến nghị, các ý kiến khác nhau. Đối với văn bản quy phạm pháp luật, nội dung tờ trình phải theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế phải theo quy định của các văn bản có liên quan;
- Văn bản hoặc ý kiến của đơn vị thẩm định đề án;
- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các đơn vị có liên quan, kể cả ý kiến tư vấn khác (nếu có);
- Các tài liệu cần thiết khác có liên quan.
c) Các công văn, tờ trình đề nghị giải quyết công việc chỉ gửi 01 bản chính đến đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Nếu cần gửi đến các đơn vị có liên quan để biết hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên các đơn vị đó ở phần Nơi nhận của văn bản;
d) Đối với các cơ quan, tổ chức không thuộc sự quản lý của Bộ về hành chính hoặc chuyên môn theo ngành, thì thực hiện thủ tục gửi công văn đến Bộ theo quy định hiện hành của pháp luật về công tác văn thư. Cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện thủ tục gửi công văn đến Bộ theo thông lệ quốc tế;
đ) Văn bản, tờ trình Bộ trưởng, Thứ trưởng phải gửi qua Văn phòng và phải có đủ các hồ sơ tài liệu kèm theo. Khi nhận được hồ sơ đề án, công việc của các đơn vị gửi trình Bộ trưởng, Thứ trưởng, Văn phòng có nhiệm vụ:
- Thẩm tra về mặt thủ tục: Nếu hồ sơ đề án, công việc trình không đúng theo quy định, trong thời gian không quá hai (02) ngày làm việc, Văn phòng gửi lại đơn vị trình và nêu rõ yêu cầu để thực hiện đúng quy định (bằng phiếu trả hồ sơ). Đối với những vấn đề cần giải quyết gấp, Văn phòng thông báo cho đơn vị trình để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Thẩm tra về mặt thể thức văn bản: Nếu nội dung đề án, công việc trình không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thứ trưởng; không đảm bảo phù hợp giữa nội dung hồ sơ và nội dung của dự thảo văn bản sẽ ban hành hoặc hồ sơ chưa đủ rõ để có thể đưa ra quyết định, trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc, Văn phòng trả lại văn bản cho đơn vị và nêu rõ lý do trả lại (bằng phiếu trả hồ sơ);
- Thẩm tra về nội dung: Nếu trong nội dung đề án, công việc còn có những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau về quan điểm xử lý giữa các đơn vị có liên quan, Văn phòng yêu cầu đơn vị chủ trì xây dựng đề án (sau đây gọi là chủ đề án) giải trình thêm. Trường hợp cần thiết, theo ủy quyền của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách, Chánh Văn phòng tổ chức họp với chủ đề án và các đơn vị liên quan hoặc gửi văn bản lấy thêm ý kiến các đơn vị khác để xử lý và báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực quyết định.
Chậm nhất trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng thủ tục, Văn phòng trình Bộ trưởng, Thứ trưởng. Tờ trình phải thể hiện rõ, đầy đủ, trung thành ý kiến của các đơn vị (kể cả ý kiến khác nhau) và ý kiến đề xuất của chuyên viên trực tiếp theo dõi. Tờ trình giải quyết công việc phải kèm theo đầy đủ hồ sơ.
Đối với loại hồ sơ công việc đơn giản thì Văn phòng có trách nhiệm trình lãnh đạo Bộ trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình đúng thủ tục.
Hồ sơ trình lãnh đạo Bộ phải được Văn phòng lập danh mục, ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi quá trình xử lý.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục trình Bộ trưởng, Thứ trưởng giải quyết công việc trong lĩnh vực Giáo dục. Để hiểu rõ hơn vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 4388/QĐ-BGDĐT năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
- Nhận tiền tài trợ có phải lập hóa đơn hay không?