Xử phạt doanh nghiệp tái bảo hiểm đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định

Xử phạt như thế nào đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hữu Ưng. Tôi đang làm việc tại công ty tái bảo hiểm Châu Á. Tôi đang công tác tại phòng đầu tư dự án, có một số thắc mắc liên quan đến công việc tôi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là về nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tái bảo hiểm đầu tư các nguồn vốn đó không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (huuung_***yahoo.com) 

Xử phạt doanh nghiệp tái bảo hiểm đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định được quy định tại Điểm c Khoản 2 và Điểm a Khoản 5 Điều 29 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

c) Doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không theo quy định của pháp luật.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;

Ngoài ra, liên quan đến nội dung trên, Ban biên tập cung cấp thêm thông tin đến bạn quy định về việc đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp tái bảo hiểm như sau:

+ Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ

- Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

+ Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe

- Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Như vậy, doanh nghiệp tái bảo hiểm nên tham khảo những quy định về việc đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ nêu trên, tránh tình trạng vi phạm và có thể bị phạt tiền lên đến 70.000.000 đồng, đồng thời, phải nộp lại số lợi, lợi nhuận bất hợp pháp từ hành vi đầu tư không đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt doanh nghiệp tái bảo hiểm đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Bị phạt bao nhiêu tiền khi xúc phạm danh dự của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư lần 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trước ngày 15/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất các trường hợp bị khấu trừ lương, thu nhập khi cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất những tài sản không được kê biên trong thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi kê khai không đúng giá bán có thể bị phạt lên tới 25 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 12/7/2024, cá nhân bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt tới 20 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá áp dụng từ ngày 12/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân được hát karaoke đến mấy giờ? Hát karaoke vượt quá giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
220 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào