Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải chuẩn bị các điều kiện gì trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia?

Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải chuẩn bị các điều kiện gì trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến việc thi đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải chuẩn bị các điều kiện gì trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Văn Tùng (tung_nguyen***@gmail.com)

Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải chuẩn bị các điều kiện trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 31/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

a) Cung cấp các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 của Thông tư này và danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành cho từng ban giám khảo, bảo đảm tương ứng với bậc trình độ kỹ năng của nghề mà ban giám khảo đó sẽ thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự và trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ít nhất 02 (hai) ngày;

b) Trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia 02 (hai) ngày, tiến hành các cuộc họp với các ban giám khảo để thống nhất danh sách nhân viên kỹ thuật đã được lựa chọn theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 của Thông tư để trợ giúp từng ban giám khảo trong quá trình thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự; cách thức tổ chức vận hành tại địa điểm bố trí các vị trí kiểm tra và phân chia, bố trí thời gian thực hiện các đợt kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành cho phù hợp với số lượng người tham dự theo mỗi bậc trình độ kỹ năng của từng nghề;

c) Căn cứ thời gian ghi trong phiếu báo dự kiểm tra của từng cá nhân đã gửi đến người đăng ký theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này, tổ chức việc đón tiếp người tham dự đến dự kiểm tra và thu tiền thuê dụng cụ, thiết bị và mua vật tư (phụ tùng, phôi hoặc vật mẫu), nguyên, nhiên, vật liệu cung cấp cho người tham dự theo quy định tại Điểm c Điều 10 của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP. Đối với các trường hợp đăng ký tham dự trực tuyến, trực tiếp nhận và kiểm tra phiếu đăng ký tham dự của cá nhân và bản chụp loại giấy tờ kèm theo đã được quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này để hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham dự của cá nhân đối với các trường hợp đó, nếu không đảm bảo theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện ngay trong ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; trường hợp không thực hiện được thì có quyền từ chối không cho dự kiểm tra;

đ) Chậm nhất trước 01 (một) ngày trước khi bắt đầu kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, trực tiếp phổ biến cho người tham dự biết nội quy, quy chế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức mình; thông báo danh sách người tham dự theo từng đợt kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành và các loại tài liệu, vật dụng không được phép mang vào vị trí thực hiện bài kiểm tra và giải đáp các thắc mắc (nếu có); treo, dán các thông báo đó tại các cửa ra và vào của các địa điểm bố trí các vị trí kiểm tra;

e) Tiếp nhận các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề kèm theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị và cung cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Thông tư này; bảo quản đảm bảo an toàn và chuyển giao cho từng ban giám khảo bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành kèm theo tiêu chuẩn chấm điểm và bảng điểm tương ứng với bậc trình độ kỹ năng của nghề mà ban giám khảo đó sẽ thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự ngay trước khi tiến hành thực hiện đánh giá kiến thức, đánh giá kỹ năng của người tham dự theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Thông tư này; việc nhận và bàn giao phải lập biên bản giao, nhận theo mẫu tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc chuẩn bị các điều kiện trước kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với tổ chức đánh giá kỹ năng nghề. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

197 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào