Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

theo quy định thì Đơn vị chậm đóng BHXH BB, BHTYT, BHTN quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền chưa đóng chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN bao gồm: - Số tiền BHXH, BHYT, BHTN chưa đóng, chậm đóng quá thời hạn quy định, trừ 2% trong kỳ được giữ lại. - Số tiền 2% được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán đơn vị phải đóng bổ sung phần chênh lệch và tháng đầu quý sau nhưng chưa đóng. như vậy nếu đơn vị tôi đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 10/2014 10.000.000đ nhưng tới 30/11/2014 đơn vị tôi mới đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 10/2014. Như vậy đơn vị tôi có bị tính lãi chậm đóng không? - Trường hợp giữ 2% kinh phí Bảo hiểm: Nếu tháng 10, 11, 12/2014 tổng số tiền giữ lại của đơn vị là 6.000.000 đ trong quý không phát sinh ôm đau, thai sản... vậy qua tháng 1/2015 đơn vị tôi mới quyết toán và chuyên tiền cho Bảo hiểm như vậy có đúng không?

1. Về thời hạn đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 91, 92 và trách nhiệm đóng theo Điều 18 của Luật BHXH số 71/2006/QH11. Thời hạn đóng BHYT theo quy định tại Điều 15 của Luật BHYT số 25/2008/QH12. Theo đó, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm phải chuyển đóng tiền BHXH, BHYT của người lao động kịp thời, đầy đủ hằng tháng cho cơ quan BHXH. 2. Việc tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT như bạn nêu được quy định tại Điều 56 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Theo đó, nếu đúng như bạn nêu: trong tháng 11/2014 đơn vị nộp tiền BHXH, BHYT của tháng 10/2014 thì không phải tính lãi chậm đóng, tuy nhiên đơn vị chưa thực hiện đúng quy định về đóng BHXH, BHYT như nêu trên.. 3. Về quyết toán 2% để lại, đơn vị phải quyết toán chậm nhất vào tháng cuối quý (không quyết toán vào tháng đầu quý như bạn nêu) và số tiền 2% để lại lớn hơn số tiền được quyết toán đơn vị phải nộp vào tháng đầu quý sau (nếu không có phát sinh ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức thì phải chuyển nộp vào quỹ BHXH số tiền 2% để lại trong quý)..

Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách bệnh viện đăng ký bảo hiểm y tế TPHCM nhận KCB ngoại tỉnh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí trực tiếp cho người bệnh có BHYT bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu HC được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, trường hợp nào người bệnh có BHYT không được chuyển viện?
Hỏi đáp Pháp luật
04 yêu cầu cần hoàn thiện đối với Dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu TQ được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Link tra cứu thời hạn Bảo hiểm y tế của BHXH Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhổ răng khôn có được bảo hiểm y tế chi trả không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bảo hiểm y tế 2 người là bao nhiêu tiền năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bổ sung thêm hành vi bị cấm về bảo hiểm y tế là hành vi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm y tế
Thư Viện Pháp Luật
314 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào